Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.

Tham dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025 có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc Hội; ông Ngô Đông Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Đỗ Trọng Hưng - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương… cùng đại diện các bộ, ngành đơn vị liên quan.

Về phía Bộ Công Thương, có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng các Thứ trưởng: Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, Thứ trưởng Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long. Cùng dự có lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài… Hội nghị còn có sự tham gia của lãnh đạo các địa phương, Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường 63 tỉnh, thành phố..

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025
Đoàn Chủ tịch điều hành Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025 - Ảnh: Cấn Dũng

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Võ Văn Hưng đánh giá cao những kết quả, thành tựu đáng ghi nhận, cũng như các giải pháp, kiến nghị của Bộ Công Thương nhằm tạo đột phá cho ngành Công Thương trong năm 2025.

"Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bên liên quan triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản trong nước, đàm phán mở cửa và phát triển thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2025 và các năm tới.

Đặc biệt, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị đầu mối triển khai có hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ trong Chương trình phối hợp công tác số 01/CTPH-BCT-BNNPTNT ký kết ngày 13/7/2021 "về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp Việt Nam và khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế", Thứ trưởng Võ Văn Hưng khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Võ Văn Hưng
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Võ Văn Hưng - Ảnh: Nguyễn Bắc

Theo Thứ trưởng Võ Văn Hưng, những năm qua là giai đoạn khó khăn với nhiều phức tạp, khó lường về kinh tế, địa chính trị, cùng với đó kinh tế - xã hội vẫn chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19, các yếu tố địa chính trị và cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc đã có tác động ít nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Chính phủ, sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành và địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói chung đã đạt được những bước tiến vượt bậc.

"Với sự vào cuộc đồng bộ của ngành Công Thương trong năm 2024, đã tạo ra bứt phá trong sản xuất và xuất khẩu nông lâm sản thủy sản khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%", Thứ trưởng Võ Văn Hưng nhấn mạnh và thông tin, lần đầu tiên xuất khẩu nông sản vượt mức 60 tỷ USD (ước đạt 62,7 tỷ USD năm 2024), tăng trên 18% so năm 2023.

11 mặt hàng tiếp tục duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, có 7 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ ước 16,1 tỷ USD, rau quả ước 7,1 tỷ USD, gạo ước 5,7 tỷ USD, cà phê ước 5,4 tỷ USD, hạt điều 4,3 tỷ USD, tôm 3,8 tỷ USD, cao su ước 3,2 tỷ USD, thủy sản 10 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu lẩm sản, thủy sản, rau quả, gạo, cà phê, hạt điều và hạt tiêu đều có bước tăng trưởng hai con số (cà phê tăng 56,9%, hồ tiêu tăng 53,3%, cao su tăng 24,6%, gạo tăng 10,6%,...).

"Sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của các đơn vị hai bộ cũng như sự ủng hộ, đồng hành của các bộ, ngành, cơ quan địa phương đang góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2045", Thứ trưởng Võ Văn Hưng cho hay.

Tháo gỡ rào cản, mở cửa thị trường xuất khẩu

Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, những biến động về địa chính trị, xung đột quân sự sẽ đặt ra nhiều thách thức, trong đó các chính sách bảo hộ mới, rào cản thuế quan mức cao, các qui định kỹ thuật ngày càng cao và yêu cầu về phát triển xanh bền vững đang đặt ra cho nhiều quốc gia xuất khẩu nông lâm sản và thủy sản, trong đó có Việt Nam.

Để tiếp tục duy trì ổn định sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tăng cường, phát huy hơn nữa, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tại Chương trình phối hợp công tác đã ký kết giữa 2 bộ; đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ưu tiên thúc đẩy các ngành hàng như lúa gạo, thủy sản và rau quả theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Thứ hai, đảm bảo sản xuất, nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào để góp phần kiểm soát lạm phát: (i) tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao; (ii) chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phát triển nuôi trồng các đối tượng nuôi chủ lực, nuôi biển, thực hiện nghiêm các qui định kỹ thuật trong xuất khẩu.

Thứ ba, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chế biến, phát triển các vùng nguyên liệu lớn, cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản, nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh cho nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics. Triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển cơ giới hóa và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030; trình ban hành Đề án Phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; xây dựng bộ cơ sở dữ liệu chính xác, khách quan phục vụ công tác tham mưu chính sách phát triển chế biến,...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025 - Ảnh: Cấn Dũng

Thứ tư, chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị sản phẩm nông sản Việt Nam; khai thác tối đa những ưu đãi từ các hiệp định thương mại, bảo vệ thương hiệu, sản phẩm ở những thị trường truyền thống và mở rộng thị phần tại các thị trường tiềm năng...

Thứ năm, tập trung công tác tháo gỡ rào cản và mở cửa thị trường xuất khẩu. Quan tâm các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, Châu Phi..., tích cực thực hiện các giải pháp đề nghị EU gỡ thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam...

Chủ động trao đổi, cập nhật tiến trình đàm phán kỹ thuật mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản kỹ thuật đối với từng ngành hàng tại từng thị trường, từ đó thống nhất phương án để Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành liên quan cùng đưa vào khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương, các hộ nghị và diễn đàn; xây dựng phương án trao đổi, cân bằng thương mại chung với các nước, các đối tác thương mại.

Thứ sáu, tăng cường trao đổi, phối hợp, phát huy vai trò của hệ thống Cơ quan thương vụ Việt Nam và tham tán nông nghiệp tại các thị trường trong công tác thông tin, dự báo; thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu và chính sách đối với từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tiềm năng để hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tiếp cận với từng thị trường, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp.

Thứ bảy, chú trọng việc tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức, kỹ năng, năng lực sản xuất kinh doanh của người sản xuất, kinh doanh nông sản trong tiếp cận thông tin thị trường, sản xuất theo tín hiệu thị trường, bảo vệ thương hiệu sản phẩm trước những vụ kiện về phòng vệ và tranh chấp thương mại quốc tế.

Thứ tám, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp; tăng cường phổ biến thông tin, quy định thị trường và thị hiếu khách hàng.

"Để cụ thể hóa các giải pháp của ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương trong thời gian tới, tôi mong muốn hội nghị ngày hôm nay sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất giải pháp đổi mới, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội để cùng thống nhất phương thức hành động triển khai thực hiện", Thứ trưởng Võ Văn Hưng đề nghị.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Bộ Nội vụ cho biết, tất cả các tỉnh, thành đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính, gồm 23 hồ sơ cấp tỉnh và 63 hồ sơ cấp xã.
Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là hai nhóm nội dung.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng, bức xúc về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả: Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng...
Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Thông tin về một "liệt sĩ 6 tuổi" đang lan truyền gây xôn xao nhưng phía Bộ Nội vụ khẳng định không có trường hợp nào như vậy.
Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành rà soát và phân định thẩm quyền giải quyết 346 thủ tục hành chính tại cấp huyện.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Sáng ngày 5/5, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội chỉ rõ, nền kinh tế đã khởi sắc, song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đầu tư công... để tạo đà bứt phá năm 2025.
Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, công nghiệp khởi sắc, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng ở mức 2 con số (10,1%).
Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu 8 bộ, 11 địa phương công khai đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ, khẩn trương hoàn thành trước ngày 8/5.
Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhân dân ta, đất nước.
Mobile VerionPhiên bản di động