Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Để đánh thức giấc mơ điện hạt nhân, việc đào tạo nguồn nhân lực vẫn là vấn đề hàng đầu. Các chuyên gia khuyến nghị gì?
Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 1: Giấc mơ lớn qua 3 kỳ Đại hội Đảng Đánh thức giấc mơ ngủ đông điện hạt nhân: Bài 2: Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Bí thư Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 4 - Viện Năng lượng khuyến nghị gì?

Xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Ngày 5/12 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khảo sát địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện để tái khởi động dự án điện hạt nhân. Trước đó một ngày, tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Chính phủ cũng đã xem xét đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Có thể nói, Việt Nam đã bước qua được những e dè trước đó và thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong báo cáo trước Tổng Bí thư và trả lời các ý kiến của tỉnh Ninh Thuận về lộ trình tái khởi động dự án điện hạt nhân cũng đề cập rất rõ vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.

Điện hạt nhân: Xu thế tất yếu và chiến lược xây dựng nguồn nhân lực thuần Việt
Tổng Bí thư Tô Lâm quan sát vị trí quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: Nguyễn Cường

Theo nghiên cứu của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), sự phát triển điện hạt nhân tại các quốc gia trên thế giới rất khác nhau. Trên cơ sở, bài học kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển như Mỹ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc..., Việt Nam cần tham khảo, học hỏi và thực hiện nghiên cứu chi tiết, vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của mình.

Trong đó, một bài học cần lưu ý là kết hợp vốn kiến thức và kinh nghiệm của các quốc gia có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển với việc đảm bảo nguồn nhân lực trong nước có khả năng thực hiện thành công chương trình điện hạt nhân. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên nên theo hình thức chìa khóa trao tay và dần dần tăng cường vai trò của công nghiệp nội địa dưới dạng làm nhà thầu phụ cho nhà thầu chính nước ngoài, tiếp cận quá trình chuyển giao công nghệ.

Mặt khác, cần có chiến lược nhằm đảm bảo nguồn nhân lực và hệ thống đào tạo hạt nhân quốc gia Chiến lược phát triển nguồn nhân lực bao gồm ngắn hạn và dài hạn. Theo đó, chiến lược ngắn hạn nhằm đảm bảo nhân lực ban đầu chất lượng cao cho dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo nhân lực cho cả chương trình hạt nhân quốc gia trong tương lai.

"Việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển các giai đoạn của dự án nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam và cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của chương trình điện hạt nhân của Việt Nam. Trước đây, ngày 18/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1558/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Trong trường hợp có định hướng phát triển điện hạt nhân, cần thiết rà soát lại chương trình phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để đảm bảo đầy đủ nhân lực xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam" - Viện Năng lượng đánh giá.

Trong 7 giải pháp đề xuất, Viện Năng lượng đề cập vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở vị trí thứ 4: "Về giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo về năng lượng hạt nhân đi đôi với đào tạo nâng cao".

Vườn ươm nhân lực điện hạt nhân thuần Việt

Với truyền thống lâu đời trong đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực năng lượng, Trường Đại học Điện lực là một trong 5 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân. Nhà trường đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú, có thể áp dụng linh hoạt vào việc đào tạo ngành điện hạt nhân. Nhà trường đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân và an toàn bức xạ. Đồng thời, sở hữu chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân theo quyết định số 221/QĐ- ĐHĐL ngày 9/2/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, với chuyên ngành điện hạt nhân đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Trong các kỳ tuyển sinh năm 2014, ngành điện hạt nhân tại Trường Đại học Điện lực có mức điểm trúng tuyển là 19, nằm trong Top 3 ngành có mức điểm chuẩn cao nhất của trường. Thí sinh dự thi vào ngành này được đánh giá là có chất lượng tốt, đồng đều. Ngành điện hạt nhân "hút" sinh viên là do khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được nhận nhiều ưu đãi, học bổng giá trị. Đồng thời, các em có nhiều cơ hội để du học, hay tham gia các chương trình giao lưu đào tạo tại Nga, Nhật Bản…

Theo thống kê, từ năm 2011 đến năm 2021, Trường Đại học Điện lực đã đào tạo các thế hệ kỹ sư điện hạt nhân, đóng góp tích cực vào sự chuẩn bị cho dự án. Nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo chuyên ngành điện hạt nhân từ khóa D5 (lớp D5DHN) đến D11 (lớp D11DHN) với khoảng gần 200 sinh viên. Tuy nhiên, do dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tạm dừng vào năm 2016 nên hoạt động đào tạo cũng tạm dừng.

Đại diện Khoa Năng lượng mới (Trường Đại học Điện lực) cho biết, nhà trường đã và đang chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với những đơn vị đầu ngành về năng lượng nguyên tử như: Viện Khoa học và Công nghệ hạt nhân, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Trung tâm Đào tạo hạt nhân và Bệnh viện 108. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường thường xuyên mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này đến giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm.

Nền tảng hợp tác với nhiều cường quốc năng lượng hạt nhân

Với bề dày lịch sử đào tạo nhân lực cho các nhà máy điện trên cả nước, nhà trường đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú, có thể áp dụng linh hoạt vào việc đào tạo ngành điện hạt nhân. Nhà trường đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm hiện đại, đồng thời sở hữu chương trình đào tạo chuyên sâu và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực vật lý hạt nhân và năng lượng nguyên tử.

Bên cạnh đó, nhiều hệ thống trong nhà máy điện hạt nhân có cấu trúc tương tự các nhà máy nhiệt điện, giúp nhà trường tận dụng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm từ các ngành nhiệt điện, hệ thống điện, điều khiển tự động để giảng dạy các môn học liên quan. Nhà trường hiện có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại phục vụ cho các ngành điện, nhiệt điện, thủy điện... có thể được tận dụng để đào tạo thực hành cho sinh viên ngành điện hạt nhân.

Điện hạt nhân: Xu thế tất yếu và chiến lược xây dựng nguồn nhân lực thuần Việt
Dây chuyền sản xuất chất phóng xạ I-131 ở lò phản ứng Đà Lạt. Ảnh: Viện Nghiên cứu hạt nhân

Một điểm lợi thế nữa, Trường Đại học Điện lực đã và đang duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế uy tín như Viện Nghiên cứu hạt nhân - Đại học Fukui (Nhật Bản), Đại học Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản), Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, Hitachi (Nhật Bản), Trường Đại học Năng lượng Moscow (Nga), Trường Đại học Saclay - Paris (Pháp)... Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, hiện tại, nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị liên quan đến ngành kỹ thuật hạt nhân, cần nguồn vốn lớn hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Ngoài ra, hiện nay, giáo trình và bài giảng còn nặng về lý thuyết, chủ yếu dạy nguyên lý, kỹ năng thực hành, năng lực ứng dụng còn rất hạn chế, đặc biệt là chưa được tiếp cận với công nghệ mới đang diễn ra ở các nước tiên tiến trên thế giới, đòi hỏi phải cập nhật chương trình đào tạo.

Trên cơ sở những lợi thế sẵn có, khắc phục khó khăn, Trường Đại học Điện lực cũng cam kết tiếp tục đào tạo ngành điện hạt nhân. Trong đó, chú trọng Chương trình luôn được cập nhật theo các nội dung đào tạo thịnh hành trên thế giới và đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực chất lượng cao cho dự án điện hạt nhân sắp tới.

Tiềm năng từ đội ngũ nhân lực điện hạt nhân Việt Nam

Để đảm bảo sự ổn định từ giai đoạn tái khởi động cho đến khi nhà máy điện hạt nhân đi vào vận hành, nguồn nhân lực phục vụ nhà máy là yếu tố mang tính chiến lược, đặc biệt quan trọng. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là yếu tố then chốt, quyết định thành công của chương trình điện hạt nhân quốc gia. Đặc biệt, trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, yêu cầu về kỹ thuật và an toàn rất khắt khe, đòi hỏi một chiến lược dài hạn và toàn diện để xây dựng đội ngũ nhân lực có đủ năng lực đáp ứng mọi yêu cầu trong các giai đoạn phát triển nhà máy điện hạt nhân.

Thực tế, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1558/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử". Đây là bước đầu quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chương trình điện hạt nhân. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc tái khởi động các dự án điện hạt nhân, Việt Nam cần rà soát và điều chỉnh Chương trình đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu thực tế dựa trên các hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) và kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển.

Chương trình đào tạo cần tập trung cho các chủ thể chính trong Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, bao gồm: Chủ đầu tư/tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và Cơ quan pháp quy hạt nhân để quản lý toàn bộ các hoạt động của dự án gồm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm và pháp quy, tổ chức phê duyệt địa điểm, thiết kế, cấp phép xây dựng, cấp phép vận hành và tổ chức hoạt động thanh tra trong các quá trình triển khai dự án. Đồng thời, xây dựng năng lực đào tạo cho các cơ sở trong nước để phục vụ việc triển khai các dự án tiếp theo trong chương trình điện hạt nhân dài hạn của quốc gia.

Về vấn đề nguồn nhân lực, PGS.TS Vương Hữu Tấn - nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, người có nhiều ý kiến mang tính xây dựng, tích cực về lĩnh vực điện hạt nhân Việt Nam cho biết: "Không có một quốc gia nào phải đào tạo đủ đội ngũ cán bộ mới bắt đầu triển khai dự án điện hạt nhân".

Điện hạt nhân: Xu thế tất yếu và chiến lược xây dựng nguồn nhân lực thuần Việt
PGS.TS Vương Hữu Tấn (người ngồi bên phải) trong buổi ký kết hợp tác với Cơ quan pháp quy hạt nhân Nhật Bản. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vì vậy, để xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng, Việt Nam không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà cần mở rộng hợp tác quốc tế. Các chương trình hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và các quốc gia có nền điện hạt nhân phát triển là cần thiết. Việc cử cán bộ, kỹ sư sang học tập và thực hành tại các trung tâm đào tạo và nhà máy điện hạt nhân của các nước có nền công nghiệp hạt nhân tiên tiến sẽ giúp chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.

PGS.TS Vương Hữu Tấn thông tin, Việt Nam đã đào tạo hơn 300 người phục vụ cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thông qua các chương trình hợp tác với Nga và Nhật Bản trong khuôn khổ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ông cũng khẳng định rằng, nước ta cũng đã đào tạo khá nhiều cán bộ cho Cơ quan pháp quy hạt nhân và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật thông qua hợp tác với IAEA, Liên minh châu Âu và các nước công nghiệp điện hạt nhân.

PGS. TS Đinh Văn Châu – Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực và Trần Lê An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà máy xử lý rác thải

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

Không khí thải, không tro xỉ thải, không nước thải, không phát tán mùi hôi, Nhà máy xử lý rác thải 4 không đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành tại Bắc Giang.
EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Với việc hoàn thành đóng điện các dự án nâng công suất trạm biến áp, EVNNPT đã góp phần tăng cường khả năng truyền tải, cung cấp điện cho nhiều địa phương
Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Hội nghị Người lao động Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) năm 2024 công khai kết quả sản xuất kinh doanh và phát huy quyền dân chủ của người lao động.
Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhiều doanh nghiệp đồng thuận và đánh giá cao 6 nhóm giải pháp được Bộ trưởng Bộ Công Thương đưa ra tại hội nghị gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo.
Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước để đảo bảo sử dụng nguồn nước hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước cho hạ du mùa khô năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Tối ngày 13/12/2024, tổ máy số 2 của công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng chính thức được đóng điện hòa lưới thành công, hoàn thành vượt tiến độ 18 ngày.
Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Tối ngày 13/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động của Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2.
Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Trước những khó khăn vướng mắc liên quan đến các dự án truyền tải điện, UBND tỉnh Long An và EVNNPT đã họp bàn tìm giải pháp tháo gỡ.
Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tỉnh Yên Bái và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã họp bàn để đốc thúc triển khai khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đảm bảo đúng tiến độ.
Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Ngày 12 và 13/12, đoàn công tác Bộ Công Thương và Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) đã làm việc với TP. Cần Thơ và Trà Vinh về phát triển năng lượng tái tạo.
Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Việc tích hợp các nhà máy điện linh hoạt có thể giúp giảm tổng lượng phát thải CO₂ của ngành điện trong giai đoạn từ nay đến năm 2050 tới 21%.
Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo

Chiều 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo giữa EVN và các nhà thầu.
Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Theo TS. Tạ Văn Thưởng, phát triển nguồn điện hạt nhân mang lại nhiều tác dụng như đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng...
EVNCPC đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) triển khai đồng bộ các phương án đảm bảo nguồn điện đáp ứng sản xuất hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Danh mục các văn bản thi hành Luật Điện lực

Danh mục các văn bản thi hành Luật Điện lực

Theo Quyết định số 1544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sẽ có nhiều Quyết định, Nghị định, Thông tư được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Điện lực

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Điện lực

Ngày 11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1544/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Điện lực.
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn: Ứng dụng chuyển đổi số trong cải cách hành chính

Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn: Ứng dụng chuyển đổi số trong cải cách hành chính

Nhiệt điện Nghi sơn ứng dụng chuyển đổi số trong cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên thực hiện các thủ tục hành chính.
Ký kết thực hiện 4 công trình điện trọng điểm cấp điện ở các đảo tại Kiên Giang

Ký kết thực hiện 4 công trình điện trọng điểm cấp điện ở các đảo tại Kiên Giang

Tổng công ty Điện lực miền Nam và UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký kết kế hoạch thực hiện 4 công trình trọng điểm ngành điện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp năng lượng tái tạo và điện khí

Phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp năng lượng tái tạo và điện khí

Tiềm năng về nhu cầu phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp năng lượng tái tạo và điện khí rất lớn.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,25 tỷ kWh

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,25 tỷ kWh

Trong 11 tháng năm 2024, Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đan Mạch về hợp tác trong lĩnh vực điều độ điện

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đan Mạch về hợp tác trong lĩnh vực điều độ điện

Chiều ngày 9/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tiếp ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam và cơ quan điều độ điện Đan Mạch.
Đánh thức giấc mơ

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 4 - Viện Năng lượng khuyến nghị gì?

Những 'bước đi' năng động, sáng tạo, có lộ trình sẽ góp phần thành công khi tái khởi động chương trình điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Biến chuyển mới tại dự án đường dây 500Kv Củ Chi - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa

Biến chuyển mới tại dự án đường dây 500Kv Củ Chi - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa

Dự án đường dây 500kV Củ Chi - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa là dự án cấp bách, trọng điểm quốc gia có tổng mức đầu tư hơn 219 tỷ đồng, nằm trên địa bàn huyện Củ Chi.
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Sa Đéc

Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Sa Đéc

Trạm biến áp 220kV Sa Đéc vừa được nâng công suất lên gấp đôi giúp tăng cường đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Đồng Tháp và vùng lân cận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đường dây 500 kV mạch 3 truyền cảm hứng cho cả dân tộc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đường dây 500 kV mạch 3 truyền cảm hứng cho cả dân tộc

Sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị làm nên kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động