Longform
28/10/2024 10:04
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng

28/10/2024 10:04

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách về tăng trưởng điện năng...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Báo cáo các Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ: Điện là bánh mì của nền kinh tế. Điện phải đi trước một bước để bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật Điện lực được xây dựng từ năm 2004 và đến bây giờ đã bốn lần sửa, lần gần nhất là tháng 9/2023. Nhưng cả bốn lần trước chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều và đã giải quyết được một số vấn đề vướng mắc phát sinh.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phân tích, trước đòi hỏi cấp bách về tăng trưởng điện năng theo quy hoạch, đến năm 2030 (tức là còn hơn 5 năm nữa) chúng ta phải đầu tư gấp hai lần số tổng công suất toàn hệ thống hiện nay. Hiện tổng công suất đạt gần 80.000 MW trong khi vào năm 2030 phải đạt tối thiểu là 150.524 MW, tức là gần gấp hai lần tổng công suất hiện nay. Đến năm 2050, tức là còn 25 năm nữa, phải đạt gấp 5 lần hiện nay, tương đương với mức 530.000 MW trên phạm vi toàn quốc.

Theo Bộ trưởng, việc đòi hỏi phát triển nguồn điện lớn như vậy nếu không có những cơ chế bảo đảm, thông thoáng như ý kiến của một số đại biểu thì rõ ràng không thể thực hiện được. Hơn thế nữa, việc đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 mà chúng ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế thì quá trình chuyển dịch năng lượng ở nước ta cũng đòi hỏi một hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này rất thông thoáng. Chúng ta phải phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời phải chuyển đổi mạnh những nguồn điện có nguồn gốc hóa thạch từ than cho đến điện khí.

Điện khí trong giai đoạn đến năm 2030 vẫn có thể phát triển, nhưng sau năm 2030 không phát triển được nữa. Bởi vì điện khí phát thải tới 40% so với điện than. Hơn nữa, khí cũng là nguồn không phải vô tận, và giá của khí cũng theo thị trường. Cho nên cũng rất rủi ro, mà chúng ta không phải là quốc gia sở hữu nhiều sản lượng khí để cung cấp cho các nhà máy điện.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Bộ trưởng cũng cho biết, Ban soạn thảo đã đề xuất với Chính phủ và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng thuận lấy tiêu đề của lần sửa đổi này là Luật Điện lực (sửa đổi) chứ không phải là "sửa đổi, bổ sung một số điều" vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, khi giám sát hoạt động điện lực và thực hiện Luật Điện lực, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 937 ngày 13/12/2023, yêu cầu cần có quy định cơ chế tổng thể để giải quyết bất cập, vướng mắc trong lĩnh vực hiện nay. "Tổng thể thì chỉ có thể sửa một cách toàn diện chứ không thể sửa một số điều. Bởi vì sửa điều này được thì lại vướng điều khác. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo tuân thủ Nghị quyết và triển khai theo quy định"- Bộ trưởng thông tin.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Bộ trưởng lấy ví dụ, quy hoạch về công nghiệp, nếu như quy hoạch ở điểm này không làm thì có thể làm điểm khác. Sản xuất ra không bán cho nước này thì bán cho nước khác. Nhưng điện thì không thể như vậy. Đơn cử, thủy điện phải làm ở chỗ có nước. Chỗ nào có đủ các điều kiện thì mới phát triển điện chứ không thể tùy tiện đưa ra chỗ khác được. Như vậy, đã quy hoạch rồi thì chỉ có thể làm và nếu không làm thì phải giao cho người khác.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ ra thực tế việc thu hồi đất là không dễ và lấy dẫn chứng một dự án điện bị thu hồi và phát sinh nhiều phức tạp.

Thứ hai, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất phải sửa toàn diện là vì chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, cho nên việc phát triển lưới điện ASEAN và rộng hơn là khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang diễn ra một cách rất chóng vánh. Nếu không sửa luật thì không thể thu hút đầu tư.

Thứ ba, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách mới. Thế nhưng trên thực tế thì chúng ta luật hóa chưa kịp. Ngay Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các nghị quyết sau này của Trung ương, chúng ta có quán triệt, có thể chế nhưng chưa tới tầm và hình như vẫn còn mâu thuẫn, chồng chéo giữa những luật này với luật khác. Rõ ràng là điện có đặc thù như vậy mà không ưu tiên để thực hiện theo Luật Điện lực thì rõ ràng công trình điện sẽ vô cùng khó khăn.

Lý do nữa là nhu cầu và điện năng của chúng ta tăng phi mã, cho nên cần phải sửa đổi Luật Điện lực để tháo gỡ khó khăn, giải phóng nguồn lực.

Đồng thời, nhiều loại hình nguồn điện có tiềm năng lớn ở trong nước, ví dụ như năng lượng tái tạo (điện mặt trời và điện gió) ở rất nhiều địa phương trong cả nước có tiềm năng để phát triển. Nhưng nếu không có cơ chế đồng bộ, khả thi thì phát triển lên một chút sẽ tiếp tục bị vướng mắc. Do đó, phải thiết kế lại đồng bộ và ưu tiên những công trình về điện phải thực hiện theo Luật Điện lực.

Bộ trưởng chia sẻ, nếu Luật Điện lực ban hành rồi lại phải tuân thủ những quy định của luật khác thì thật sự rất khó, và để luật khác cũng không dễ nên những gì liên quan đến điện thì phải thực hiện theo Luật Điện lực.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp báchBộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn chững, trên thực tế rất cần có những cơ chế đặc biệt để quyết định các chủ trương đầu tư cho các công trình điện khẩn cấp. Ví dụ như vừa rồi mưa bão gây cháy trạm hoặc đổ cột, nếu như phải tổ chức đấu thầu thì không có thời gian. Trong khi nước rút là phải cung cấp điện ngay.

Những công trình cấp bách thì đã quy định trong Luật Đầu tư, nhưng các công trình khẩn cấp chưa có. Ví dụ 10 năm nay chúng ta không hề có một dự án điện nguồn lớn nào. Các nhà đầu tư nhận phần để đấy, có những dự án nhận phần đến cả 15-17 năm nay không triển khai nhưng thu thì cũng không được. Nhưng cũng có dự án thu được rồi. Ví dụ gần đây một dự án ở Quảng Bình được nhà đầu tư Thái Lan trả lại, và để giao lại cho một doanh nghiệp của Nhà nước cũng không dễ, chưa nói gì đến doanh nghiệp tư nhân.

Chính phủ cũng không có thẩm quyền quyết định những công trình khẩn cấp. Cho nên trong Luật Điện lực lần này, phải thiết kế quy định trao cho các cấp có thẩm quyền (ở đây là Chính phủ), cơ quan hành pháp được quyết định những dự án khẩn cấp kể cả trạm, đường dây và các dự án nguồn, như vậy mới đáp ứng được tiến độ theo Quy hoạch điện VIII.

Luật Điện lực lần này sửa đổi căn bản những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế, kể cả vấn đề chế tài đối với các nhà đầu tư chậm tiến độ.

Bộ trưởng nêu ví dụ, nếu Quốc hội thấy có những vấn đề chưa đủ chín thì có thể trao quyền cho Chính phủ được thí điểm rồi báo cáo Quốc hội, nếu quy định cứng trong luật thì chỉ cần điều chỉnh, thay đổi dù chỉ là vấn đề rất nhỏ cũng phải đưa ra Quốc hội, sẽ làm mất cơ hội. Do đó, phải giữ tên của Luật, giữ được nội dung trên tinh thần cái gì đã rõ thì chúng ta phải làm và đưa vào luật.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nêu rõ, Quy hoạch Điện VIII xác định đến năm 2030, chúng ta phải đạt gấp hai lần công suất hiện nay. Chúng ta chỉ còn 5 năm, mà Luật Điện lực (sửa đổi) không được thông qua trong năm nay thì không có cách nào để thực hiện được. Một dự án điện than (theo quy hoạch cũ mới được tiếp tục triển khai) cũng phải mất 5 - 6 năm. Dự án điện khí mất từ 7- 8 năm, nếu mà dự án điện hạt nhân khởi động bây giờ thì cũng phải mất khoảng 10 năm.

Các nguồn hiện tại không còn kể cả thủy điện, điện than chỉ còn 5-6 dự án theo quy hoạch cũ. Do đó, nếu chậm một ngày ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ phải chậm hằng năm cho việc triển khai. Và như vậy, rủi ro mất an toàn điện năng và an ninh năng lượng điện của đất nước. Mặt khác, chúng ta phải chuyển đổi rất mạnh cơ cấu nguồn để đạt Net Zero.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Bộ trưởng lấy ví dụ, muốn phát triển 34.000 MW điện khí, nhà đầu tư phải bỏ ra từ 1,5-1,6 tỷ USD/1000 MW. Bỏ khoản tiền lớn ra đầu tư mà không biết nhà nước bao tiêu sản lượng điện tối thiểu bao nhiêu thì nhà đầu tư không thể có phương án tài chính, do đó sẽ không dám đầu tư, nhà tài trợ không dám cho vay vốn.

Sản xuất sản phẩm công nghiệp nếu không bán ở Việt Nam, doanh nghiệp có thể bán cho nơi khác, nhưng điện là đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Hơn nữa, điện phải trước một bước và điều này nhìn thấy rõ. Nhà đầu tư vào họ sẽ hỏi có điện không, thậm chí điện có sạch không?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

"Cho nên chúng tôi đề xuất sửa, thông qua trong một kỳ họp và giải quyết được vấn đề là có được những cơ chế đủ mạnh để có thể thực hiện, vừa tăng nhanh về công suất nhưng đồng thời lại chuyển đổi rất mạnh về cơ cấu"- Bộ trưởng nêu ý kiến.

Có đại biểu băn khoăn dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này tăng tới 60 điều so với luật cũ. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lý giải, về mặt thực chất chỉ là những quy định về những lĩnh vực mới mà trên thực tế chúng ta đã làm nhưng được điều chỉnh ở dưới dạng Nghị định và Quyết định. Trên thực tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vừa qua, chúng ta thấy rất nhiều "nghị định không đầu" và từ đó cũng có "thông tư không đầu", tức là không có luật mà lại dẫn chiếu từ các luật khác có liên quan.

Theo Bộ trưởng, lần này cố gắng làm rõ hơn thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của các loại hình nguồn điện. Chúng ta nói nhiều về điện gió ngoài khơi nhưng đến giờ này không biết ai là cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư? không biết ai là người có thẩm quyền quyết định khảo sát đáy biển? khảo sát gió, cường độ, tần suất… Bởi vì từ trước đến nay chúng ta chưa có nguồn điện này, bây giờ mới có, cho nên chúng ta phải đưa vào luật, do đó làm tăng điều, tăng chương.

Về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển năng lượng, tái tạo năng lượng mới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phân tích, đặc thù ở đây là đi ngược với Luật cạnh tranh, đi ngược với Luật Thương mại. Bằng chứng, nếu là thương mại thì “lời ăn lỗ chịu”, cạnh tranh cũng như thế. Nhưng đối với lĩnh vực điện lực, nếu không đưa ra sản lượng tối thiểu cho một loại hình nguồn điện (điện nền, điện khí, hay trong tương lai có thể là điện hạt nhân) thì không thể nào triển khai được.

Bộ trưởng dẫn chứng, cho đến giờ, Quy hoạch điện VIII đã công bố đến hơn 1 năm, nhưng các nhà đầu tư rất uể oải. 11/13 dự án đã chọn được nhà đầu tư nhưng nhà đầu tư vẫn chờ, nghe ngóng chứ không dám làm, bởi vì họ có làm thì cũng không tìm được các nguồn tài trợ về vốn. Bởi đầu tư một nhà máy với nguồn vốn rất lớn thì phải có phương án thu hồi vốn.

Như vậy, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi lần này chúng ta phải giải quyết được bài toán là có cơ chế đặc thù và giao cho Chính phủ quy định cơ chế đặc thù, ở đây là quy định sản lượng điện tối thiểu. Bao tiêu sản lượng điện tối thiểu cho những dự án điện nguồn, điện nền tập trung.

Tiếp theo, phải chấp thuận giá khí theo giá thị trường và như vậy giá điện cũng phải theo giá thị trường. Hiện khí LNG chúng ta phải mua của thế giới, nhưng đầu ra điện lại quy định giá để đảm bảo an sinh, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Cho nên, Luật lần này có quy định rất rõ, phát triển thị trường điện trên cả 3 cấp độ: Phát điện cạnh tranh, bán buôn cạnh tranh, bán lẻ điện cạnh tranh.

Một số nguồn điện nền rất cần có những cơ chế đặc thù thì phải quy định”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Theo Bộ trưởng, những cơ chế, chính sách chủ đạo để xây dựng, phát triển thị trường điện cạnh tranh ở 3 cấp độ (cơ chế thị trường) nhưng phải có sự quản lý của nhà nước. Chúng ta khác với các nước ở chỗ đó, nhất là vấn đề giá sản xuất, giá kinh doanh điện, phí truyền tải, điều độ…

Liên quan đến giá điện, thực tế giá điện của chúng ta hiện nay chưa phản ánh đúng, phản ánh đủ giá thành điện năng, chúng ta mới cơ bản tính được giá sản xuất ở thị trường giao ngay so sánh với giá bán ra theo quy định của Nhà nước, một loại giá nhưng 6 bậc.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Bộ trưởng giải thích, thực tế giá, phí truyền tải điện rất lớn, đơn cử như hệ thống truyền tải từ Ninh Thuận ra phía Bắc, ngoài chi phí đầu tư hệ thống truyền tải, chi phí hao hụt đường dây, chi phí điều độ vận hành hệ thống điện cộng vào mới ra giá sản xuất, giá thành điện năng. Nhưng thực tế, từ trước đến nay hệ thống truyền tải do nhà nước đầu tư, EVN hưởng lợi từ đầu tư này, giá và phí truyền tải có được tính trong giá thành điện năng nhưng tỷ lệ rất thấp, vào khoảng 5-7% trong cơ cấu giá điện, trong khi thực tế giá và phí truyền tải, điều độ, vận hành hệ thống điện phải chiếm khoảng 30% mới đúng bản chất của giá thành.

Từ thực tế đó, trong dự thảo Luật Điện lực sửa đổi lần này, cơ quan soạn thảo phải từng bước bóc tách, ngay cả cơ chế giá thì phải là giá điện 2 thành phần (giá điện năng và giá công suất). Như vậy, khách hàng A không sử dụng điện nhưng đã tham gia vào lưới điện là phải trả một loại phí, nó giống như thuê bao điện thoại ngày trước. Thuê bao là ai cũng phải trả để duy trì an toàn, còn khách hàng dùng hết bao nhiêu thì trả bấy nhiêu. Khung giá theo giờ thị trường thì phải như vậy, lúc nắng nhiều thì giá điện rẻ, nhưng đến khi hết nắng, hết gió hoặc những lúc phải dùng nguồn điện nền giá cao thì phải chấp nhận giá cao. Nhưng chúng ta cứ bình quân cho nên bài toán phải là khung giá theo giờ.

Bộ trưởng nhấn mạnh, phải từng bước bóc tách giá và phí truyền tải ra khỏi giá thành điện năng, chừng nào bóc tách ra được và cân đối tương đối phù hợp thì mới có nhà đầu tư trong lĩnh vực truyền tải.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thông tin, cơ quan soạn thảo sửa điểm 2, Điều 4 của dự thảo Luật từ tháng 9/2023 nhưng đến giờ không có một nhà đầu tư nào hỏi đến chuyện đầu tư về hệ thống truyền tải. Bởi họ thấy mức phí truyền tải rất thấp, trong khi đó đầu tư thì rất cao và rủi ro vận hành hệ thống lại rất lớn, cho nên không ai làm.

Do vậy phải bóc tách từng bước giá và phí truyền tải, phí điều độ hệ thống điện ra khởi giá thành điện năng, cân đối để làm sao đủ điều kiện, đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này”- Bộ trưởng nhấn mạnh và khẳng định: “Cơ chế để có thể quyết định chủ trương đầu tư đối với những công trình điện khẩn cấp như tôi đã báo cáo ở trên được phép chỉ định, được phép giao, nếu không thì rất chậm”.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Liên quan đến cơ chế xử lý đối với dự án điện chậm tiến độ để bảo đảm an ninh năng lượng điện quốc gia, theo Bộ trưởng, hiện chúng ta chỉ có mỗi cơ chế theo Luật Đầu tư về xử phạt. Nhưng phạt cũng chẳng được bao nhiêu mà cốt lõi là không có điện và ảnh hưởng rất lớn đến an ninh năng lượng quốc gia.

Đặc biệt, trong dự thảo luật thì có nhiều điều thuộc thẩm quyền của Chính phủ như các đại biểu nêu, qua thảo luận đại biểu Quốc hội chuyên trách và qua góp ý ở các Đoàn đại biểu có đại biểu cho rằng, chưa đúng với nguyên tắc làm luật, tức là luật cũng không nên chi tiết quá. Bộ trưởng cho hay, quan điểm xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay là không làm luật khung, luật ống.

Gần đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước thống nhất chủ trương phải thay đổi tư duy làm luật, theo đó đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao cho các cơ quan chức năng. Quan điểm mới được triển khai trong khi dự thảo Luật được xây dựng từ được gần 2 năm, do đó có những nội dung được quy định chi tiết đến thẩm quyền của Chính phủ.

Những năm qua luật được vận hành có nhiều nội dung chưa điều chỉnh, trong khi các luật có liên quan khác có quy định nhưng không rõ ràng, thậm chí còn mâu thuẫn, chồng chéo với nhau. Thực tế đang đòi hỏi chúng ta phải có những quy định rất linh hoạt” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.

Để giải quyết được thực tiễn và thực hiện được các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, trên thực tế Chính phủ đã phải ban hành các văn bản dưới luật như Nghị định, Nghị quyết, Quyết định để điều chỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nay sửa Luật Điện lực sẽ được thực hiện một cách tổng thể và phải luật hóa những điều đã nêu trong các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Quốc hội, của Chính phủ trước đây để cho minh bạch.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ thiết kế lại theo hướng chỉ đưa vào luật những điều khoản quy định thẩm quyền của Quốc hội, còn những nội dung chi tiết sẽ giao cho Chính phủ quy định, kể cả việc thí điểm đối với những vấn đề mới, những cơ chế, chính sách mới và báo cáo lại Quốc hội. Đảm bảo đúng tinh thần cải cách, tinh thần mới trong làm luật. Sẽ có những văn bản dưới luật để cụ thể hóa điều này.

Đối với trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định các dự án điện, Bộ trưởng cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu về câu chữ hoặc không mâu thuẫn, chồng chéo với các luật khác. Sẽ nghiên cứu, thiết kế lại, bảo đảm đơn giản, thuận tiện nhưng không buông lỏng quản lý và các cơ quan được phân cấp, phân quyền nhiều hơn. Tinh thần Chính phủ và Bộ chỉ làm 3 việc: (i) Quy hoạch, kế hoạch, (ii) cơ chế chính sách và (iii) thanh tra, kiểm tra. Còn cấp phép, cấp chủ trương đầu tư cơ bản là giao cho chính quyền cấp tỉnh, thành phố.

Bộ trưởng cũng đồng tình với ý kiến của đại biểu kiến nghị về sửa Luật Quy hoạch thì phải bổ sung quy hoạch điện cấp tỉnh, bởi nếu chỉ quy hoạch điện quốc gia sẽ dẫn đến mâu thuẫn và ách tắc. Bởi hiện nay chúng ta quy định là dưới 110 kV là do địa phương quyết định.

"Giờ chúng ta chủ trương phát triển tối đa nguồn năng lượng tái tạo, như vậy trên địa bàn của một địa phương sau này dày đặc công trình điện, nếu chỉ có quy hoạch điện quốc gia mà không có quy hoạch điện địa phương sẽ rất khó thực hiện, do vậy cần phải có quy hoạch điện của địa phương và phải đồng bộ với quy hoạch điện quốc gia”- Bộ trưởng chia sẻ.

Bộ trưởng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ thiết kế theo hướng triệt để phân cấp, phân quyền áp dụng công nghệ trong quản lý, xóa bỏ cơ chế xin cho, thực hiện đúng chức năng là quản lý nhà nước trên 3 nội dung chính: Quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách và thanh tra kiểm tra.

Đồng thời, tiếp thu tất cả ý kiến các đại biểu, và sẽ cố gắng soi chiếu để đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành. Tinh thần chung, Luật Điện lực phải được ưu tiên để áp dụng khi mà triển khai các dự án liên quan đến điện, nếu như các dự án liên quan đến điện lại phải thực hiện đồng thời với lại các quy định của các luật khác có liên quan trong khi đó luật điện lực đã có quy định cụ thể thì thật sự sẽ là rất khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp báchBộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp báchBộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp báchBộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách

Hương Giang - Thu Hường - Khôi Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia hợp tác phát triển điện gió, phục vụ xuất khẩu điện xanh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia hợp tác phát triển điện gió, phục vụ xuất khẩu điện xanh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Việt Nam luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp Malaysia đến hợp tác, đầu tư, phát triển dự án nguồn điện năng lượng tái tạo
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11)

Nhân ngày truyền thống ngành Thanh tra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng các thế hệ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra ngành Công Thương.