Thứ bảy 10/05/2025 00:57

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín

Khẳng định, các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong đồng bào dân tộc là những người cốt cán trong các phong trào của địa phương, người “giữ lửa” ở các bản, làng, theo đó Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các ban, bộ, ngành và địa phương hoàn thiện chính sách để phát huy hơn nữa vai trò của những cá nhân tiêu biểu này.

Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, sáng 19/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt Đoàn đại biểu bao gồm 92 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín người dân tộc thiểu số tiêu biểu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín (ảnh https://vpctn.gov.vn)

Chủ tịch nước khẳng định, công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong đó, có các dự án, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc “văn hóa còn thì dân tộc còn”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh văn hóa là hồn cốt của dân tộc, các thế hệ người Việt Nam phải có trách nhiệm đoàn kết, giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh đất nước.

Chủ tịch nước đánh giá cao việc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ban, bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều sự kiện văn hoá có ý nghĩa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, với những lễ hội, hình thức nghệ thuật đậm bản sắc do chính các chủ thể văn hóa là nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín thực hiện.

Chủ tịch nước nhấn mạnh các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong đồng bào dân tộc là những người tiêu biểu, gương mẫu, cốt cán trong các phong trào của địa phương, người “giữ lửa” ở các bản, làng thông qua việc vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những phong tục tập quán tốt đẹp, di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Đặc biệt, với lợi thế gần đồng bào, hiểu đồng bào… các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín còn là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với người dân, tích cực đóng góp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới…

Nhiều phần quà đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng cho các đại biểu (ảnh https://vpctn.gov.vn)

Chỉ rõ chính sách đối với người có uy tín còn chưa tương xứng, Chủ tịch nước đề nghị các ban, bộ, ngành và địa phương tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế; nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách nhằm tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện hiệu quả công tác dân tộc của Đảng và chính sách dân tộc của Nhà nước hiện nay. Cụ thể như, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người có uy tín, qua đó động viên, khuyến khích họ tích cực tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tạo điều kiện cho người có uy tín được tham gia đóng góp xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; công tác hòa giải ở cơ sở.

Về phía các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu, Chủ tịch nước mong muốn trong đồng bào tiếp tục nêu gương sáng cho con cháu và cộng đồng; là nhân tố tích cực trong các phong trào của địa phương, tiếp tục vận động đồng bào phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, tự lực tự cường, đoàn kết dân tộc, nhất là trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng.

Hoàng Mai
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao