Thứ năm 19/12/2024 19:05

Ca Mau: Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

Năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nông dân. Tuy nhiên, vượt lên trên khó khăn nhiều bà con nông dân vẫn quyết tâm thực hiện các mô hình sản xuất để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, với quyết tâm vụ mùa mới, thắng lợi mới.

Những ngày qua, bà con nông dân ở ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển đang tất bật cải tạo ao đầm, chuẩn bị vụ mùa mới. Thời gian qua, ảnh hưởng dịch bệnh trên tôm, cua cộng thêm tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến giá thức ăn tăng, việc tiêu thụ sản phầm gặp nhiều khó khăn, nên trong lần thả nuôi này nhiều nông dân đã thận trọng hơn khi chọn thời điểm thả giống và chú trọng nguồn giống chất lượng, xuất xứ rõ ràng.

Anh Hồ Hoàng Nam, cán bộ kỹ thuật sản xuất cơ sở cho biết: “Thời điểm đầu, nhiều bà con nông dân chưa dám mạnh dạn thả nuôi nhưng địa phương đưa cán bộ khuyến ngư xuống tuyên truyền, vận động, hỗ trợ bà con nông dân áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, phòng bệnh trên tôm, cua trong suốt quá trình nuôi từ khâu thả giống đến thu hoạch. Nhờ đó, nông dân phần nào an tâm, cải tạo ao đầm chuẩn bị cho vụ mùa mới”.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, tôm nuôi được thả vào ao ương từ 20 – 30 ngày trước khi thả ra vuông nuôi

Là một trong những lão nông dày dặn kinh nghiệm trong nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, ông Mã Văn Khém, ngụ ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển những ngày này thường xuyên có mặt trên vuông nuôi để theo dõi, chăm sóc tôm nuôi. Rút kinh nghiệm từ những vụ trước, vụ nuôi này ông Khém tiếp tục duy trì mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 ông thả tôm giống trong ao ương khoảng từ 20 – 30 ngày để tôm thích nghi dần với môi trường nước, tránh tác động của thời tiết và các yếu tố khác bên ngoài. Sau khi tôm phát triển khỏe mạnh thì mới thả ra vuông nuôi. Với hơn 3ha mặt nước, ông Khém thả nuôi khoảng 20 ngàn con giống, tỷ lệ hao hụt từ 5-10%, đạt gấp 7 lần so với mô hình nuôi tôm truyền thống trước đây. Ngoài ra, ông còn thả nuôi xen canh cua và thường xuyên theo dõi chặt tình hình thời tiết, xử lý ô nhiễm nguồn nước để tôm, cua phát triển khỏe mạnh.

Ông Mã Văn Khém cho biết: “Bây giờ người nuôi tôm đối mặt với rất nhiều khó khăn hơn những năm trước. Vụ vừa rồi, gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác trong vùng bị thiệt hại do tôm, cua chết. Nên lần nuôi trở lại này phải thận trọng dữ lắm, tất cả các khâu đều phải được giám sát theo dõi chặt, không lơ là chủ quan. Nhờ mấy anh cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn thêm, cần thiết thì áp dụng các biện pháp phòng bệnh ngay. Vụ nuôi này thu hoạch để bán Tết nên hy vọng sẽ trúng mùa, được giá”.

Bà con nông dân quyết tâm duy trì sản xuất phát triển kinh tế gia đình với quyết tâm vụ mùa mới, thắng lợi mới

Ông Nguyễn Hoàng Khương, Chủ tịch UBND xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển cho biết: “Qua thống kế, đến nay diện tích tôm bị thiệt hại trên 5.000 ha, trong đó tôm nuôi quảng canh cải tiến gần 55 ha, cua gần 5 ha. Do ảnh hưởng dịch bệnh trên tôm nuôi cùng với nhiều yếu tố khác nên đa phần bà con nông dân vẫn còn tâm lý e ngại, chỉ thả theo hướng dẫn của cán bộ khuyến ngư, chưa mạnh dạn thả nuôi đồng loạt như trước. Thời điểm này, đang bước vào vụ nuôi chính cuối năm chuẩn bị cho vụ Tết nên khuyến cáo bà con cần theo dõi sát tình hình, tuân thủ đúng khuyến cáo của ngành chức năng, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất”.

Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Hiển thông tin: “Thời gian qua, sản lượng thủy sản nhiều địa phương đạt thấp do xảy ra dịch bệnh trên diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là đối với tôm, cua,...

Nguyên nhân chính là do con giống kém chất lượng, môi trường bị ô nhiễm, tác động tình hình thời tiết... Qua theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên bà con nông dân trên địa bàn đã tạm yên tâm và bắt đầu phục hồi lại sản xuất. Hiện tại, đội ngũ cán bộ khuyến nông được cử xuống tận địa bàn để theo dõi sát tình hình nuôi của bà con, nếu có trường hợp bất thường báo cáo để có biện pháp ứng phó kịp thời. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực vào cuộc của chính quyền địa phương, cùng với sự quyết tâm của người dân, năm nay bà con sẽ có một vụ mùa bội thu”.

X.H

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu