Ca khúc về xứ Nghệ của "hiện tượng mạng" A Páo bị tố đạo nhái, lời lẽ dung tục

"Khu mấn quê tôi" - bài hát về xứ Nghệ của A Páo có ca từ dung tục, mang nghĩa phản cảm khiến dư luận xôn xao những ngày qua.
Hương trầm xứ Nghệ Lan tỏa di sản ví giặm xứ Nghệ tại Hà Nội Nhộn nhịp chợ trâu xứ Nghệ Trải nghiệm đầu xuân tại Quỳnh Đôi – làng cá gỗ, khoa bảng xứ Nghệ

Bài hát "Khu mấn quê tôi" do "hiện tượng mạng" A Páo thể hiện đang là tâm điểm gây tranh cãi vì ca từ dung tục, xúc phạm văn hóa vùng miền.

Theo đó, phần lời ca khúc với cụm từ "khu mấn" được nhắc lại nhiều lần: "Khu mấn quê mình ngon lắm em ơi", "Nghệ Tĩnh mình ơi khu mấn đâu rồi", "Xứ Nghệ ơi khu mấn ở mô rồi"... Theo tiếng địa phương xứ Nghệ, "khu" là vùng mông, "mấn" chỉ chiếc váy phụ nữ; hiểu nôm na là bộ phận chiếc váy che mông người phụ nữ.

Cách diễn giải phổ biến của người dân cho rằng, trước kia khi đi làm ruộng đồng, những người phụ nữ thường tập trung lên bờ ruộng, vén váy ngồi lên bãi cỏ nghỉ ngơi, trò chuyện. Do đó, "khu mấn" của người phụ nữ đi làm ruộng về bị bám đất bẩn.

Về sau, người ta dùng từ "khu mấn" trong giao tiếp thường ngày và từ này có nhiều nghĩa bóng hơn. Khi người ta không ưng nhau, hay nói câu nặng lời là "đồ khu mấn"; hoặc có thể hiểu đây là một cụm từ hàm nghĩa chỉ những thứ xấu xí, không sạch sẽ...

Ca khúc về xứ Nghệ của
Bài hát của A Páo được đăng tải lên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình được công khai

Hiện, ca khúc đang được được chia sẻ rộng khắp các diễn đàn với nhiều chỉ trích. Cộng đồng mạng không ngần ngại khẳng định đây là "nhạc rác", những câu từ đặt trong bài hát không những thể hiện sự ngô nghê, thiếu hiểu biết về văn hoá xứ Nghệ mà còn xúc phạm đến văn hóa và ngôn ngữ vùng miền.

"Dường như A Páo đang muốn thử lòng dư luận hay sao? Chẳng lẽ A Páo còn không biết "khu mấn" là gì hay sao mà còn khen ngon?", một khán giả bức xúc.

Một khán giả khác nêu quan điểm: "Trước đó tôi rất hâm mộ A Páo, nhưng sau khi nghe ca khúc này tôi cảm thấy buồn và thất vọng. "Khu mấn" quê tôi nó trừu tượng lắm, đùa vui thì được nhưng dùng nó làm ca từ cho bất kỳ nhạc phẩm nào thì rất phản cảm, thậm chí người nghe (nhất là quê Nghệ An, Hà Tĩnh) bị xúc phạm. Hãy kiểm duyệt và đừng vội phát tán nhạc phẩm này".

"Với dụng ý đưa một từ rất đặc trưng xứ Nghệ "khu mấn" vào bài hát để ca ngợi cái đặc biệt của nó.Tiếc rằng nhạc sĩ chưa hiểu hết nguồn gốc của từ đó và dân xứ Nghệ dùng từ đó trong những hoàn cảnh nào"; "Nên thận trọng khi đưa những từ "đặc biệt" và cổ xưa vào; lớp trẻ bây giờ hiểu sao nổi "khu mấn" là gì và quả "khu mấn" bây giờ có lẽ chỉ còn trong bài hát của A Páo mà thôi?".

"Bài hát "Khu mấn quê tôi" của A Páo cho thấy sự lố bịch của một số nghệ sĩ khi nổi lên rồi bất chấp?"; "Không thể chấp nhận được, những câu từ thô tục, bôi bác, dèm pha, động chạm đến cả một vùng quê"... là những bình luận bức xúc của khán giả.

Trước sự phẫn nộ của cộng đồng mạng, A Páo - người sáng tác và thể hiện bản ca khúc trên đã có bài đăng trên trang cá nhân vào tối 18/2.

"Ca khúc em viết trong quá trình biên tập, chỉnh sửa và lắng nghe góp ý của cả nhà nên giờ mới hoàn thành. Do đó, có những câu chữ chưa được chuẩn chỉnh nên có sự hiểu nhầm thông tin. Páo đã sửa MV chuẩn đây cả nhà nhé. Xin chân thành ơn sự góp ý của quý khán giả, những nội dung nào chưa phù hợp A Páo sẽ chỉnh sửa để hoàn thiện hơn", A Páo viết trên trang fanpage có 582.000 người theo dõi.

A Páo cũng gửi lời xin lỗi đến cộng đồng sự thiếu sót và cho biết đã đổi tên bài hát thành "Em làm du xứ Nghệ", phần lời có từ "khu mấn" cũng được sửa thành "nhút mặn chua cà" (những đặc sản dân dã xứ Nghệ - PV).

Tuy nhiên, sau khi bài hát với ca từ đã sửa đổi được A Páo đăng tải, nhiều khán giả lại chỉ ra rằng bài hát này có nhiều nét tương đồng với bài thơ "Làm du xứ Nghệ" của nhà thơ Phan Quang Phóng được đăng tải từ năm 2016.

Ca khúc về xứ Nghệ của
Fanpage Nghệ An với 3 triệu người theo dõi đăng bài viết cho rằng nội dung ca khúc của A Páo có nét tương đồng với bài thơ đã đăng 8 năm trước. Ảnh chụp màn hình

Hiện A Páo chưa có phản hồi gì về sự việc này.

A Páo, tên thật là Ngô Sỹ Ngọc (sinh năm 1988,ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An).

Anh từng theo học trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ Thuật Việt Bắc tại Thái Nguyên và sau đó lên vùng cao Hà Giang công tác tại Trung tâm văn hóa, thông tin & Du lịch huyện Đồng Văn. A Páo có năng khiếu ca hát, sáng tác, chơi được đàn ghi ta, thổi sáo Mèo, sáo Mông.

A Páo là chủ nhân của kênh Youtube với hơn 433.000 lượt đăng ký. Anh hiện đang là một Youtuber và nghệ sĩ sử dụng âm nhạc để quảng bá du lịch Hà Giang. Anh cũng là chủ nhân của các ca khúc nổi tiếng như: Hà Tĩnh quê ơi, Tìm em câu ví sông Lam...

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hiện tượng mạng

Tin cùng chuyên mục

Định hướng Nghệ An trở thành trung tâm lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Định hướng Nghệ An trở thành trung tâm lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cưỡng chế thuế BIDGroup, đại gia Trần Văn Mạnh rời bỏ vị trí đại diện pháp luật

Cưỡng chế thuế BIDGroup, đại gia Trần Văn Mạnh rời bỏ vị trí đại diện pháp luật

Hộp thư ngày 3/5: Phản ánh về Trung tâm đào tạo EAC, Chi cục Thi hành án quận Long Biên

Hộp thư ngày 3/5: Phản ánh về Trung tâm đào tạo EAC, Chi cục Thi hành án quận Long Biên

Ngân hàng

Ngân hàng ''mắc kẹt'' với khoản nợ xấu hàng trăm tỷ của Tân Hoàng Minh

TP. Hồ Chí Minh: Nghi vấn đội giá gói thầu, Ban QLDA Đầu tư xây dựng quận 6 nói gì?

TP. Hồ Chí Minh: Nghi vấn đội giá gói thầu, Ban QLDA Đầu tư xây dựng quận 6 nói gì?

Hộp thư ngày 26/4: Phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân

Hộp thư ngày 26/4: Phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân

Chân dung nhà thầu trúng loạt gói thầu lớn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chân dung nhà thầu trúng loạt gói thầu lớn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phóng viên Thời báo VTV bị hành hung khi ghi nhận đám cháy tại Hà Nội

Phóng viên Thời báo VTV bị hành hung khi ghi nhận đám cháy tại Hà Nội

TP. Thủ Đức: Cận cảnh hàng loạt khu glamping lấn sông tại phường Long Phước

TP. Thủ Đức: Cận cảnh hàng loạt khu glamping lấn sông tại phường Long Phước

Hòa Bình: Dân bất an trước mùa mưa bão vì cầu thi công dang dở mãi không xong

Hòa Bình: Dân bất an trước mùa mưa bão vì cầu thi công dang dở mãi không xong

Hộp thư ngày 23/4: Chậm chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên; phản ánh về Phòng khám CheongDam-Dong

Hộp thư ngày 23/4: Chậm chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên; phản ánh về Phòng khám CheongDam-Dong

Hòa Bình: Dân sống bất an bên mỏ đá Núi Rộc

Hòa Bình: Dân sống bất an bên mỏ đá Núi Rộc

Hộp thư ngày 21/4: Hà Nội mua lại 168 căn ở Dự án IA20 Ciputra; phản ánh về Dự án Eaton Park

Hộp thư ngày 21/4: Hà Nội mua lại 168 căn ở Dự án IA20 Ciputra; phản ánh về Dự án Eaton Park

Long An: Khu sinh thái Không Thời Gian xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Long An: Khu sinh thái Không Thời Gian xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Vĩnh Phúc: Tượng đài gần 30 tỷ đồng “lộ” dấu hiệu xuống cấp sau 1 năm khánh thành

Vĩnh Phúc: Tượng đài gần 30 tỷ đồng “lộ” dấu hiệu xuống cấp sau 1 năm khánh thành

TP. Hồ Chí Minh: Tiểu thương chợ An Đông nơm nớp nỗi lo hỏa hoạn

TP. Hồ Chí Minh: Tiểu thương chợ An Đông nơm nớp nỗi lo hỏa hoạn

Xây dựng Đồng Tiến: Nhà thầu

Xây dựng Đồng Tiến: Nhà thầu 'bách chiến bách thắng' và bí quyết thành công của ông Nguyễn Mạnh Hải

TP. Hồ Chí Minh: Những bất thường tại hai gói thầu xây lắp, mua sắm thiết bị ở quận 6

TP. Hồ Chí Minh: Những bất thường tại hai gói thầu xây lắp, mua sắm thiết bị ở quận 6

Hộp thư ngày 16/4: OVISURE GOLD bị xâm phạm nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu tại Bình Dương

Hộp thư ngày 16/4: OVISURE GOLD bị xâm phạm nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu tại Bình Dương

Xem thêm