Bộ Công Thương nỗ lực đưa sản phẩm của đồng bào DTTS miền núi vào kênh phân phối

Thông qua nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, Bộ Công Thương đã nỗ lực đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào kênh phân phối hiện đại.
Bộ Công Thương đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cho Bình Định Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương đã trao đổi xung quanh nội dung này.

Thưa ông, Bộ Công Thương đã có những chính sách gì nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào các kênh phân phối hiện đại, kết quả đạt được ra sao?

Thời gian qua, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây, thông qua việc thực hiện các chương trình của Chính phủ như: Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình khuyến công quốc gia, Chương trình thương hiệu quốc gia... Bộ Công Thương đã hỗ trợ cho các mặt hàng đặc trưng của khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận với hệ thống phân phối hiện đại, các trung tâm kinh tế thương mại cả nước.

Kết quả, các hệ thống phân phối lớn trong nước, kể cả hệ thống phân phối của khu vực nước ngoài đều phân phối những mặt hàng đặc trưng, đặc sản, những mặt hàng riêng biệt của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Công Thương thực hiện hiệu quả nhiều chương trình
TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương

Điều này đã mang lại lợi ích đáng kể về giá trị gia tăng cho hàng hóa của bà con dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, giúp các thương nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ở khu vực này “lớn lên” thành những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có khả năng tự kết nối theo chuỗi từ sản xuất đến cung ứng, đáp ứng được yêu cầu của các nhà phân phối hiện đại với tiêu chuẩn cao, đặc biệt là về quy cách đóng gói, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, dịch vụ kết nối giữa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với các hệ thống phân phối đã được đáp ứng và phát triển rất mạnh từ dịch vụ giao nhận, vận chuyển cho đến dịch vụ gia công, bao bì đóng gói.

Việc thực thi chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vào các hệ thống phân phối hiện đại trong thời gian qua đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông?

Thuận lợi thì nhiều nhưng khó khăn cũng không ít. Về mặt thuận lợi, thứ nhất, chính sách này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp.

Thứ hai, cơ chế, chính sách được xây dựng và từng bước hoàn thiện đã hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thứ ba, các điều kiện có sẵn như đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho hoạt động sản xuất, nuôi trồng của bà con.

Và điều quan trọng nhất phải nhắc đến là thành quả của hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường giúp chúng ta có được hệ thống phân phối hiện đại, từ đó có điều kiện để xúc tiến đưa các mặt hàng của khu vực dân tộc thiểu số và miền núi vào kênh tiêu thụ này. Điều này cũng giúp người tiêu dùng tại khu vực thành thị ngày một quan tâm hơn đối với những các sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Về khó khăn, thứ nhất, kinh tế xã hội khu vực này tuy có phát triển nhưng khoảng cách giữa khu vực miền núi ngày càng xa so với các trung tâm kinh tế, các thành phố của cả nước. Đặc biệt, hạ tầng giao thông hạn chế kéo theo những khó khăn trong việc kết nối hàng hóa khu vực này với hệ thống phân phối hiện đại.

Thứ hai là hạn chế về mặt sản lượng hàng hóa, ở những thời điểm nhất định cung không đủ cầu.

Thứ ba, do tính chất của mùa vụ, mùa nào thức nấy đã khiến chúng ta gặp khó khăn trong kết nối bền vững. Khoa học công nghệ hiện khá phát triển nhưng vẫn có những sản phẩm trái vụ và vẫn bị ảnh hưởng từ tính thời vụ của sản phẩm.

Bộ Công Thương nỗ lực đưa sản phẩm của đồng bào DTTS miền núi vào kênh phân phối
Bộ Công Thương triển khai hiệu quả nhiều chương trình đưa sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào kênh phân phối hiện đại

Chưa kể, nhiều địa phương vẫn lúng túng trong triển khai các chính sách hỗ trợ. Ngoài ra, những vấn đề về hạ tầng, nguồn lực đầu tư cho sản xuất đến phân phối ra thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Thực sự đây là những thách thức mà chúng ta cần phải vượt qua trong thời gian tới.

Với những khó khăn đã chỉ ra, trong thời gian tới, Bộ Công Thương có giải pháp gì để khắc phục, đồng thời tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua kênh phân phối hiện đại?

Trước hết, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ để đưa đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hỗ trợ bà con phát triển khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến… nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Một vấn đề tương đối quan trọng nữa là vấn đề kho bãi, trong thời gian tới cần có chương trình phát triển về logistics phục vụ cho hàng hóa khu vực này. Bởi lẽ hàng hoá khu vực này có tính chất phân tán vùng miền, chia cắt về mùa vụ cần có hệ thống logistics hoàn thiện để các doanh nghiệp chuyên tâm sản xuất. Không phải tất cả các doanh nghiệp khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có thể kết nối trực tiếp được với các hệ thống phân phối hiện đại, vì vậy mà vai trò của các doanh nghiệp logistics rất quan trọng để tạo nên kết nối thực sự.

Phát triển kênh thương mại điện tử, kết nối trực tiếp giữa các hợp tác xã, doanh nghiệp tại khu vực sản xuất đến nhà phân phối hiện đại trên cả nước. Đây cũng là một trong những kênh phân phối rất quan trọng cần phải tập trung hơn nữa để hỗ trợ tiêu thụ các hàng hóa đặc trưng, đặc sản.

Bên cạnh hệ thống phân phối hiện đại, việc phát triển chợ đầu mối cũng rất quan trọng cho tiêu thụ hàng hóa của bà con khu vực miền núi. Công tác truyền thông quảng bá cũng cần phải mạnh hơn nữa, để chính đồng bào dân tộc hiểu về quy trình, cách thức sản xuất, yêu cầu của thị trường để đáp ứng được yêu cầu.

Xin cám ơn ông!

Hải Linh lược ghi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm