Thứ ba 13/05/2025 23:30

Bình Phước: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh miền núi, có đông đồng bào các dân tộc anh em cùng sinh sống như: S’Tiêng, Hoa, Khmer, Nùng, Tày… những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Phước đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách dân tộc, giúp bà con vượt lên chính mình, thoát khỏi đói nghèo.
Gia đình ông Tống Văn Lỡ, dân tộc Hoa ở thôn 7, xã Long Bình, huyện Phú Riềng vay 50 triệu đồng đầu tư chuồng trại nuôi dê

Hiện nay, các chính sách, dự án này đã được thực hiện khá đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, ban, ngành tỉnh đã tích cực thực hiện lồng ghép nhiều giải pháp với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt hơn. Giai đoạn 2017 – 2020, tỉnh dành nguồn kinh phí hơn 145 tỷ đồng hỗ trợ cho hộ dân tộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai xây dựng 2 mô hình giảm nghèo “Chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Quang Minh, huyện Chơn Thành và xã Tân Phước, huyện Phú Riềng từ ngân sách Trung ương hỗ trợ 500 triệu đồng/mô hình. Phân bổ kinh phí 170 triệu đồng cho các huyện, thị xã thực hiện tuyên truyền công tác giảm nghèo. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

Ông Điểu Ly De, dân tộc S’Tiêng ở thôn 7, xã Long Bình, huyện Phú Riềng được vay vốn ưu đãi đầu tư chăm sóc 6.000 m2 điều
Chị Lâm Thị Da Pô, dân tộc Khmer ở xã Nha Bích, huyện Chơn Thành nhờ nuôi bò sinh sản đã thoát nghèo bền vững

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thay đổi căn bản trong tập quán sản xuất, biết tính toán, biết lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp của hộ gắn với yếu tố thị trường, mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng giống mới và tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật, khắc phục đáng kể tình trạng sản xuất tự túc, tự cấp, quen dần với sản xuất hàng hoá. Người nghèo đã được hỗ trợ cải thiện về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập…). Việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc khung chương trình giảm nghèo, cùng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể và sự nỗ lực vươn lên của người nghèo ở các xã, thị trấn, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới, tiến bộ, các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về cơ sở hạ tầng và việc tổ chức phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Năm 2018, tỉnh phấn đấu giảm 0,5% tỷ lệ hộ nghèo.

Trần Việt
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao