Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi

Tại huyện biên giới Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk), anh Huỳnh Ngọc Hội (33 tuổi, trú tại xã Ea Bar) đã khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi ốc nhồi, bình quân mỗi tháng doanh thu hàng chục triệu đồng.
Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi

Mô hình khởi nghiệp nuôi ốc nhồi được anh Huỳnh Ngọc Hội (33 tuổi, trú tại xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) bắt đầu từ năm 2018.

Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi
Khởi nghiệp với khoảng 20.000 con ốc nhồi giống, đến nay anh Hội đã mở rộng diện tích ốc lên gần 2.000 m2 với khoảng 15.000 con ốc bố mẹ để sinh sản, 20.000 con ốc thương phẩm và 50.000 con ốc giống nuôi thương phẩm.
Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi
Theo chia sẻ của anh Hội, trước khi "bén duyên" với ốc nhồi, anh cũng đã từng thử sức nuôi cua đồng, tuy nhiên chi phí nuôi cua đồng khá tốn kém, đầu ra không ổn định, hiệu quả kinh tế không cao. Qua tìm hiểu, anh thấy ốc nhồi có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhu cầu tiêu thụ ổn định, đồng thời giá thị trường cao nên anh quyết định chuyển sang nuôi ốc nhồi.
Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi
“Ban đầu mình tìm kiếm nguồn giống từ các ao hồ thiên nhiên, sau đó cải tạo giống hiện có trở thành giống phù hợp với điều kiện ở địa phương hơn. Con ốc này nuôi dễ chứ không phải khó, nhưng quan trọng là nguồn nước, thức ăn và khí hậu mình phải nắm được 3 yếu tố quan trọng đó thì nó mới thành công được” anh Hội cho biết.
Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi
Theo kinh nghiệm của anh Hội, ốc nhồi nuôi tầm 6 tháng sẽ bước vào mùa sinh sản, anh sẽ tiến hành gom trứng rồi cho vào thùng xốp tự ấp. Thường sau 15 ngày trứng sẽ tự nở và lúc đấy có thể xuất bán cho khách.
Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi
“Mẻ nào thu hoạch được thì người ta đến lấy luôn mẻ đó, chủ yếu là khách hàng từ các huyện lân cận hoặc các tỉnh như Đắk Nông, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi… Cũng có nhiều khách đến tham quan mô hình rồi từ đó bắt đầu mua giống, học hỏi kinh nghiệm để nuôi” anh Hội chia sẻ.
Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi
Thức ăn của ốc nhồi đơn giản chỉ là những sản phẩm nông nghiệp như rau, củ… thậm chí những loại củ quả hư hỏng, bị bỏ đi thì ốc nhồi đều có thể ăn được. Nguồn thức ăn này đều dễ kiến, anh Hội có thể tận dụng từ các sản phẩm trong vườn hoặc thu mua từ người dân hoặc chợ địa phương.
Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi
Khu vực ao nuôi của anh Hội có tổng diện tích 2.000 m2 với mật độ thả nuôi 200 con/m2, mỗi mùa vụ kéo dài khoảng 4-5 tháng tùy theo thời tiết. Ốc nhồi thương phẩm đạt kích cỡ khoảng 30 con/1 kg thì anh Hội bắt đầu thu hoạch và được các thương lái, nhà hàng đến tận nơi thu mua với giá khoảng 75.000 đồng/kg, mỗi tháng đem lại lợi nhuận khoảng 40.000.000 đồng.
Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi
Sản phẩm làm từ ốc nhồi của anh có đầu ra ổn định, giúp bản thân anh phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, mô hình khởi nghiệp của anh đã thu hút nhiều bạn trẻ tìm tới học hỏi kinh nghiệm về khởi nghiệp ốc nhồi. Tổ hợp tác Thanh niên nuôi ốc nhồi huyện Buôn Đôn do anh thành lập ban đầu với 14 thành viên, đến nay đã lên đến 25 hội viên.
Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi
Trao đổi với PV Báo Công Thương, ông Nguyễn Quang Trung, Bí thư huyện đoàn Buôn Đôn cho biết, mô hình nuôi ốc nhồi của anh Hội là một mô hình khởi nghiệp mới của thanh niên địa phương Buôn Đôn. Với ưu thế chi phí thấp, dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các bạn thanh niên mới khởi nghiệp có vốn thấp. “Sau khi xem xét khả năng tiêu thụ của sản phẩm ốc nhồi trên thị trường, Huyện đoàn đã mạnh dạn triển khai mô hình này đến các bạn thanh niên trên địa bàn. Đến nay anh Hội đã giúp đỡ nhiều thanh niên trên địa bàn cả giống và kỹ thuật nuôi ốc, tạo hiệu ứng tốt trong phong trào khởi nghiệp trên địa bàn huyện Buôn Đôn” ông Trung cho biết.
Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững