Thứ bảy 26/04/2025 05:24

Xuất khẩu dệt may 2 tháng đạt 5,634 tỷ USD

Theo số liệu mới công bố từ Cục Thống kê, trong 2 đầu tháng năm 2025 dệt may là một trong 4 nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD.

Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may đạt 5,634 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Con số xuất khẩu đạt được của ngành trong 2 tháng đầu năm vẫn nằm trong dự liệu, bởi hiện nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến quý II/2025. Tuy nhiên, từ quý III/2025 có dấu hiệu chững lại vì khách hàng còn đang nghe ngóng tác động các chính sách thuế của Mỹ đối với nền kinh tế.

Theo ông Hoàng Mạnh Cầm - Phó Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các biện pháp thuế quan mới của Mỹ chưa nhắm vào Việt Nam và Việt Nam cũng là quốc gia ít tổn thưởng nhất trong khu vực ASEAN đối với thuế đối ứng; ngành dệt may cũng chưa thuộc diện bị đánh thuế bổ sung.

2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu dệt may đạt 5,634 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Ảnh: Cấn Dũng

Dữ liệu lịch sử cho thấy, xuất khẩu dệt may đi Mỹ của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, vẫn có khả năng tăng thị phần tại quốc gia này. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nâng cao tính tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ của đạo luật chống lao động cưỡng bức của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tương tự, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh - cũng nhìn nhận, chính sách thuế của Mỹ chưa có tác động ngay tới ngành dệt may Việt Nam. Và Mỹ cho đến nay vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành.

Liên quan đến thị trường Mỹ, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ mới đây đã cung cấp thông tin về việc đại diện thương mại Mỹ đề xuất thu phí đối với tàu do Trung Quốc sản xuất.

Theo đánh giá của thương vụ và một số công ty tư vấn luật, đề xuất của đại diện thương mại Mỹ nếu áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí dịch vụ logistics và vận hành của các công ty vận tải biển quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Điều này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giá hàng hóa xuất khẩu, nhất là hàng dệt may bởi thị trường xuất khẩu chính của ngành vẫn là thị trường xa như Mỹ, EU.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5