Thứ ba 06/05/2025 18:23

Nhiều đơn vị dệt may đủ việc làm cho người lao động hết quý I/2025

Nhiều đơn vị ngành dệt may đã có đủ việc làm cho người lao động hết quý I/2025, một số doanh nghiệp còn ký được đơn hàng hết quý II thậm chí quý III/2025.

Sáng ngày 28/12, tại Hà Nội, Công đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Bà Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam - phát biểu tại hội nghị

Báo cáo của Công đoàn Dệt may Việt Nam cho thấy, năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục được duy trì và có nhiều khởi sắc, nhất là ngành may. Đa số doanh nghiệp trong hệ thống đảm bảo việc làm, thu nhập tăng, đời sống của người lao động được cải thiện. Nhiều đơn vị đã có đủ việc làm cho người lao động đến hết quý I/2025, một số doanh nghiệp còn ký được đơn hàng hết quý II thậm chí quý III/2025.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may đã cán đích 44 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là tín hiệu tích cực tạo động lực cho ngành dệt may phát triển ổn định trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động ngành dệt may đạt 10,06 triệu đồng/người/tháng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023; tình hình quan hệ lao động ổn định. Toàn hệ thống không xảy ra ngừng việc tập thể hoặc phát sinh tranh chấp lao động.

Người lao động kỳ vọng Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chính sách, giải pháp hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; đồng thời kiểm soát để bình ổn giá điện sinh hoạt, xăng dầu và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Cùng với hoạt động chăm lo cho người lao động, các phong trào thi đua nòng cốt của ngành tiếp tục được quan tâm. Điển hình là phong trào “Lao động sáng tạo” nhằm phát huy các sáng kiến, cải tiến, công nghệ, các giải pháp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả công tác. Năm 2024, toàn ngành có trên 1.715 sáng kiến được công nhận và ứng dụng làm lợi gần 58 tỷ đồng.

Công đoàn Dệt may Việt Nam hiện quản lý trực tiếp 116 công đoàn cơ sở có trụ sở đóng trú tại 3 miền Bắc - Trung - Nam; trong đó bao gồm 12 đơn vị có vốn Tập đoàn Dệt may Việt Nam chi phối 100%; 82 đơn vị là công ty cổ phần; 11 đơn vị là công ty trách nhiệm hữu hạn, 3 công ty liên doanh với nước ngoài; 8 đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp, với tổng số 104.808 đoàn viên công đoàn/110.322 lao động.

Ngoài ra, Công đoàn Dệt may Việt Nam cũng tham gia với liên đoàn lao động các địa phương để phối quản các Công đoàn ngành Dệt May Bình Dương, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, với tổng số 120 công đoàn cơ sở, 34.903 đoàn viên/38.635 lao động.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Chăm lo người lao động

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lịch sử ‘thức dậy’ trên nền tảng số với Gen Z