Thứ bảy 10/05/2025 05:33

Vùng trung du, miền núi phía Bắc - Phát triển đậu tương hàng hóa

Đậu tương là cây thực phẩm quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển cây đậu tương theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đậu tương làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi giúp nâng cao thu nhập cho bà con.

Sản xuất đậu tương hàng hóa chưa đáp ứng nhu cầu thị trường

 - Hiệu quả chưa xứng tiềm năng

Năm 2014, khu vực miền núi phía Bắc đã gieo trồng được khoảng 50.000 – 60.000 héc-ta đậu tương. Trong đó, tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La… và được trồng chủ yếu ở vụ xuân và hè thu trên nương rẫy. Riêng tỉnh Hà Giang gieo trồng đạt gần 24.000 héc-ta, năng suất bình quân 13 tạ/héc-ta, với sản lượng ước đạt hơn 30.000 tấn, đứng đầu cả nước về diện tích cũng như sản lượng đậu tương. Điều đáng nói là diện tích và sản lượng đậu tương của cả nước đang có xu hướng giảm dần trong khi năng suất hầu như không thay đổi, bình quân 14,3 tạ/héc-ta, trong khi lượng đậu tương phải mua của nước ngoài lại tăng từng năm. Năm 2013 cả nước phải nhập khẩu 1,2 triệu tấn, nếu cộng thêm khô dầu đậu tương thì con số này tăng lên gần 4 triệu tấn. Bên cạnh đó giá đậu tương của Việt Nam đang cao hơn thế giới. Nếu tính cả phí vận chuyển về Việt Nam, giá đậu tương thế giới chỉ khoảng 13.500 đồng/kg trong khi giá đậu tương trong nước hiện đang dạo động ở mức 15.000 - 16.000 đồng/kg. Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích sản xuất đậu tương trong nước. Do đó cần có ngay những giải pháp cơ bản, cơ giới hóa, gắn kết được “bốn nhà” trong việc liên kết phát triển cây đậu tương theo hướng sản xuất hàng hóa.

Những việc cần làm

Hiện nhu cầu đậu tương ở nước ta khá lớn, khoảng 3 triệu tấn khô dầu, 1 triệu tấn đậu tương/năm. Nhưng sản xuất đậu tương trong cả nước cao nhất cũng chỉ đạt 300.000 tấn, bằng 7,5% nhu cầu. Điều này cho thấy, cần đẩy nhanh việc tăng diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng, sản xuất theo quy mô hàng hóa thì đây thực sự là cơ hội tạo thu nhập ổn định, tiến tới làm giàu cho người nông dân. Muốn vậy mục tiêu trước mắt là phát triển diện tích trên tất cả những vùng đất có khả năng tăng vụ như: Vùng cao trên đất ngô, ruộng một vụ; vùng thấp trên đất nương, đồng thời tập trung đẩy mạnh thâm canh trên tất cả diện tích, trong đó quy hoạch phát triển tập trung thành vùng, liên vùng nguyên liệu năng suất, sản lượng cao. Đặc biệt, đối với vùng sản xuất đậu tương lớn thứ hai cả nước tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La... cần khai thác vùng bãi ngang, vùng đất cao chuyên trồng màu, vùng Trung du có truyền thống trồng đậu tương để trồng hai vụ xuân và hè - thu; lựa chọn giống thích hợp cho từng vụ, từng vùng sinh thái, kết hợp tuyển chọn, áp dụng các giống đậu tương ngắn ngày, dài ngày cho năng suất cao; xây dựng quy trình canh tác chi tiết từng vụ, từng vùng sản xuất theo hướng đáp ứng đúng yêu cầu của cây, giảm chi phí sản xuất, nhất là về chi phí giống, thuốc bảo vệ thực vật.

Đối với vùng núi thấp của các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình và Bắc Giang cần mở rộng diện tích đậu tương đông trên đất ruộng với kỹ thuật làm đất tối thiểu để tranh thủ thời vụ và giảm chi phí lao động; Đối với các tỉnh vùng núi cao Tây Bắc và Đông Bắc, cùng với mở rộng gieo trồng đậu tương xuân trên đất một vụ lúa mùa và đậu tương hè - thu trên đất nương rẫy, cần trồng xen đậu tương với ngô, sắn, mía và các cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, chè… có như vậy sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, sản lượng đậu tương của vùng.

Bảo Thy

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao