Thứ tư 06/11/2024 06:24

Vùng cao Bắc Hà chống đói, chống rét cho gia súc

Những ngày này, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ tại Bắc Hà (Lào Cai) giảm xuống dưới 10oC. Trước diễn biến thời tiết khắc nghiệt, ngành chức năng của huyện và chính quyền các xã đã tăng cường, chủ động các giải pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc.

Các giải pháp trọng tâm bao gồm: Nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc; dự trữ, bảo đảm nguồn thức ăn; tu sửa, làm mới chuồng trại kiên cố và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.

Khẩn trương gia cố, sửa chữa chuồng trại

Trong dịp này có 281 hộ chăn nuôi thực hiện làm mới, sửa chữa chuồng trại chăn nuôi. Hiện tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng hợp vệ sinh đạt trên 76%. Các hộ chăn nuôi cũng trồng mới và chăm sóc 230 héc-ta cỏ voi, trồng mới trên 70 héc-ta cây ngô dày. Đặc biệt là phải thu gom rơm rạ để làm nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc khi thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài. Để nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, Bắc Hà đã tiêm phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc đợt 2 năm 2017. Đến nay, chiến dịch tiêm phòng vắc-xin đợt 2 đã kết thúc, tỷ lệ đạt cao, vượt kế hoạch.

Xã Tả Văn Chư có tổng đàn trâu bò, ngựa gần 1.500 con, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng việc phòng, chống đói rét cho đàn gia súc, vật nuôi trong mùa đông đã được xã triển khai đến các hộ dân từ rất sớm. Ông Tráng Ba Điện - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Để chủ động phòng, chống đói rét cho gia súc, xã vận động nhân dân trồng được trên 5 héc-ta cỏ. Đồng thời, vận động nhân dân tích trữ rơm, rạ, thân, lá cây ngô sau khi thu hoạch vụ đông để dự trữ thức ăn cho gia súc, xây dựng kế hoạch tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi; hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp chăn thả như: đưa trâu, bò về chăn thả gần nhà, có sự trông coi, kiểm soát, không thả rông trâu bò vào những ngày giá rét dưới 15oC”.

Theo kinh nghiệm chăn nuôi của gia đình anh Sùng Seo Vư, thôn Sừ Mừn Khang - Xà Ván, xã Tả Văn Chư, mùa đông là mùa khan hiếm thức ăn cho đàn gia súc, nhất là thức ăn xanh, thức ăn tinh. Vì vậy, mới chớm đông, anh đã chủ động dự trữ thức ăn, sửa chữa lại chuồng trại, tận dụng bao tải cũ, bạt cũ, mảnh nylon để vây quanh chuồng nuôi nhốt trâu, không để gió lạnh lùa vào. Mái che cũng được sửa chữa lại để đảm bảo đêm xuống đàn trâu không bị nhiễm sương muối, không bị ướt trong những ngày mưa. Bên cạnh đó, anh Vư cũng đã tận dụng rơm phơi khô, kê sàn cao thoáng để dự trữ rơm bổ sung thức ăn cho đàn trâu.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà phối hợp với các phòng, ban chức năng tăng cường cán bộ về cơ sở nắm bắt tình hình, chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Kiểm tra, đôn đốc cơ sở tăng cường chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn gia súc trong vụ đông xuân 2017 – 2018. UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp quản lý, chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại như: Các biện pháp gia cố, che chắn chuồng trại; các phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc; tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc trong mùa đông...

Bên cạnh đó, huyện Bắc Hà chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm rét hại để thông tin kịp thời cho người dân biết. Nhất là khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10oC phải nhốt gia súc trong chuồng, tuyệt đối không chăn thả ngoài đồng cỏ; bổ sung cho gia súc thức ăn và cho uống nước ấm; không cho trâu, bò cày, kéo. Khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài, nên sử dụng bao tải, chăn cũ mặc cho trâu, bò...

Tráng Cường

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng