Thứ hai 23/12/2024 13:03
Đồng bằng sông Cửu Long

Vật tư nông nghiệp bất ngờ tăng giá

Giá bán nhiều mặt hàng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ tăng từ 15 - 25%. Việc tăng giá đúng vào thời điểm nông dân đang gieo sạ lúa đông xuân khiến bà con lo lắng.

Vụ lúa đông xuân 2018 - 2019, các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch xuống giống 1,57 triệu héc-ta. Dự báo, hạn, mặn sẽ xảy vào cuối vụ nên bà con nông dân tập trung xuống giống sớm, khoảng 420.000 héc-ta trong tháng 10. Đến thời điểm hiện nay, nhiều nơi lúa đã xanh đồng, đang rất cần bón thúc để đẻ nhánh, nở bụi. Ngoài ra, vụ lúa đông xuân là vụ chính trong năm, nông dân sử dụng lượng phân bón và thuốc BVTV rất lớn. Giá lúa hiện đang ở mức cao cũng là một trong những yếu tố khiến bà con nông dân mạnh dạn đầu tư phân bón, thuốc BVTV nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Vật tư nông nghiệp tăng giá khiến bà con nông dân lo lắng

Tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…, nhiều loại phân bón có giá bán khá cao, dao động từ 350.000 - 740.000 đồng/bao, loại 50kg. Nếu so với cách đây khoảng 2 tháng, giá đã tăng thêm từ 50.000 - 100.000 đồng/bao, trong đó tăng mạnh nhất là mặt hàng phân đạm. Cụ thể, phân DAP đen hiện đã lên đến 650.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 đặc biệt 650.000 đồng/bao; NPK 16-16-8 đặc biệt 520.000 đồng/bao; DAP Hồng Hà (Trung Quốc) 660.000 đồng/bao; urê từ 440.000 - 470.000 đồng/bao (tùy nơi sản xuất); kali miểng 400.000 đồng/bao; kali silic 350.000 đồng/bao; DAP Hàn Quốc 740.000 đồng/bao. Đặc biệt, mặt hàng urê đang rất sốt hàng vì thiếu nguồn cung. Urê Cà Mau giá 470.000 đồng/bao, tăng gần 50.000 đồng/bao so với lúc bón đợt đầu chỉ cách hơn chục ngày.

Cùng với giá phân bón, mặt hàng thuốc BVTV cũng tăng giá bán từ 20 - 30%. Thời điểm hiện tại, giá bán ra của các loại thuốc BVTV cụ thể như sau: Kasumin 0,5L giá 56.500 đồng/chai; Conphai 10WP giá 14.700 đồng/gói; Tasieu giá 71.000 đồng/chai; Antracol 1kg giá 197.000 đồng/gói...

Mặc dù giá tăng nhưng lượng cung các mặt hàng phân bón, thuốc BVTV ở các cửa hàng, đại lý khá dồi dào. Thậm chí, nhiều đại lý sẵn sàng cho bà con nông dân mua chịu với số lượng lớn. Phần lớn nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn có thói quen mua vật tư nông nghiệp ghi nợ đến cuối vụ thu hoạch xong mới thanh toán.

Một đại lý bán phân bón có uy tín ở huyện An Phú, tỉnh An Giang nhận định, nguyên nhân giá phân bón tăng mạnh như hiện nay một phần là do những nước sản xuất nông nghiệp lớn trong khu vực bắt đầu vào vụ nên nhu cầu tăng mạnh. Đồng thời, giá nhập khẩu nguyên liệu cũng như phân bón thành phẩm tăng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp lợi dụng tình hình này để nâng giá. Đặc biệt, đại lý phân bón nhiều cấp (trên cả cấp 3) đã đẩy giá phân bón lên cao. Chính vì vậy, thời gian qua, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị, cần có hệ thống phân phối phân bón nhất quán, đi theo các cấp thôn xóm, xã phường, quận huyện, tỉnh/thành... với bảo đảm chiết khấu một giá để bà con nông dân có thể mua được phân bón với mức giá thấp nhất, ổn định nhất.

Theo tính toán, đối với vùng thâm canh lúa, phân bón chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất, còn thuốc BVTV chiếm khoảng 40% hoặc cao hơn tùy vào tình hình dịch bệnh. Vì vậy, nếu giá 2 mặt hàng vật tư quan trọng này tăng mạnh thì chắc chắn sẽ kéo giá thành tăng theo. Để đảm bảo một vụ mùa bội thu, bà con nông dân rất cần sự ổn định giá của các mặt hàng này.

Mai Liên
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu