Thứ sáu 09/05/2025 22:54

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo được bà con khu vực miền núi Lai Châu trồng và quảng bá sản phẩm đang phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

Mô hình có giá trị kinh tế

Năm 2022, sau một thời gian dài học tập kinh nghiệm tại các cơ sở nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo, anh Đặng Kiên - Chủ Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ (thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đã mạnh dạn đầu tư 1,2 tỷ đồng xây dựng nhà trồng loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao này.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, anh Kiên cho hay, Sìn Hồ là địa phương có khí hậu mát mẻ quanh năm phù hợp để phát triển cây dược liệu, sợi nấm đông trùng hạ thảo trồng tại Sìn Hồ to, mập, giá trị dinh dưỡng cao.

Sản phẩm đông trùng hạ thảo của Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ. Ảnh: Mai Anh

Tự tin với chất lượng sản phẩm của hộ kinh doanh, anh Kiên cho biết, nấm đông trùng hạ thảo đã được nhiều nơi nuôi trồng, ngay tại Lai Châu cũng đã phát triển mô hình này. Tuy nhiên, nhờ đặc tính khí hậu mát mẻ, tương đồng với những vùng có đông trùng hạ thảo tự nhiên như Tây Tạng nên chất lượng nấm vượt trội hơn hẳn.

Bên cạnh đó, nấm của hộ kinh doanh được trồng theo mô hình bán tự nhiên. Có nghĩa, một ngày hộ kinh doanh chỉ phải sử dụng điều hoà nhiệt độ cho nhà trồng nấm từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều, mùa đông không sử dụng điều hoà. Trong khi các vùng khác phải sử dụng điều hoà 24/24 giờ. Điều này đã giúp Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ giảm đáng kể chi phí tiền điện (khoảng 10 triệu đồng/tháng), chi phí bảo dưỡng máy móc.

Cũng đồng thời giảm khoảng 20% giá thành đã giúp sản phẩm có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn khi đưa ra thị trường. Hiện bình quân mỗi tháng hộ kinh doanh đưa ra thị trường khoảng 15-20 kg nấm khô, 10.000 hộp nấm tươi. “Hàng tươi của chúng tôi đang không kịp cung cấp ra thị trường theo đặt hàng của các nhà phân phối”, anh Kiên cho hay.

Không chỉ gia đình anh Kiên, trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện có một số doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã phát triển mô hình nuôi nấm đông trùng hạ thảo cho thu nhập cao, giúp nhiều bà con dân tộc thiểu số thoát nghèo.

Gia đình chị Phạm Thị Thư (Tổ dân phố số 5, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu) cũng đã thành công với mô hình này, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Bắt đầu trồng nấm đông trùng hạ thảo từ năm 2020 tại thành phố Lai Châu, đến năm 2021 gia đình chị Thư tiếp tục đầu tư 3 tỷ đồng mở rộng quy mô sản xuất lên gần 500m2.

Với tiêu chí chất lượng là hàng đầu, sản phẩm đông trùng hạ thảo thương hiệu SUKOVA của gia đình chị Thư có hàm lượng dinh dưỡng cao, được ưa chuộng trên thị trường. Sản phẩm làm ra tiêu thụ tốt giúp cho gia đình chị thu nhập ổn định và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6-8 lao động địa phương, mức lương từ 4-8 triệu đồng/người/tháng.

Cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ

Với khí hậu thuận lợi, Lai Châu có điều kiện rất tốt để nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo. Qua thực tế thử nghiệm, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp cũng đã thành công với mô hình kinh tế này, mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Với giá trị dinh dưỡng cao, nấm đông trùng hạ thảo đang được người tiêu dùng lựa chọn. Ảnh minh họa

Bên cạnh sự chủ động của cơ sở, sự phát triển mạnh của mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo tại Lai Châu còn nhờ hỗ trợ đáng kể từ các cơ quan chức năng, trong đó có ngành Công Thương. Chỉ riêng với nguồn kinh phí khuyến công, những năm qua, Sở Công Thương Lai Châu đã hỗ trợ nhiều cơ sở đầu tư thiết bị tiên tiến vào chế biến giúp giữ ổn định chất lượng và tăng năng suất sản phẩm.

Cũng từng được hỗ trợ trong đầu tư thiết bị chế biến nấm đông trùng hạ thảo, anh Kiên bày tỏ, năm 2023 từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ ứng dụng 1 máy sấy thăng hoa công suất 15kg/mẻ (1 mẻ khoảng 24 - 40 giờ). Thiết bị có tổng kinh phí đầu tư 423,5 triệu đồng, trong đó, kinh phí khuyến công hỗ trợ 200 triệu đồng và nguồn đóng góp của đơn vị 223,5 triệu đồng.

Đánh giá về hiệu quả sau đầu tư, anh Kiên nhấn mạnh, máy sấy thăng hoa có ưu điểm hơn các dòng máy khác là giữ nguyên được màu sắc và dưỡng chất của sản phẩm, thời gian sấy được rút ngắn hơn giúp tăng năng suất. “Máy sấy mới đầu tư giúp hộ kinh doanh tăng hơn 50% năng suất so với trước khi đầu tư”, anh Kiên cho hay.

Sau khi được hỗ trợ máy sấy thăng hoa từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ đã đầu tư mở rộng thêm một nhà trồng nấm. Hiện bên cạnh nấm tươi, hộ kinh doanh còn có nấm khô sấy thăng hoa. Sản phẩm tiêu thụ rộng khắp qua mạng lưới phân phối trên cả nước, đồng thời được quảng bá và tiêu thụ rộng rãi qua các kênh mạng xã hội như facebook, zalo.

Được biết, bên cạnh được hỗ trợ về máy móc thiết bị sản xuất, Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ, còn được Sở Công Thương Lai Châu tạo điều kiện cho tham dự các hội chợ hàng công nghiệp nông thôn tổ chức trong và ngoài tỉnh nhằm tăng độ nhận diện và mở rộng quảng bá sản phẩm.

Chia sẻ về mong muốn trong tương lai, anh Kiên cũng như nhiều cơ sở đang nuôi trồng, chế biến nấm đông trùng hạ thảo mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Sở Công Thương qua các chương trình nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh mạnh hơn nữa để góp sức phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Với giá trị dinh dưỡng cao, nấm đông trùng hạ thảo đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng, nhờ đó những cơ sở, hộ kinh doanh, hợp tác xã nuôi trồng loại sản phẩm này trên địa bàn tỉnh Lai Châu có đầu ra tốt, thu nhập ổn định.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao