Chủ nhật 24/11/2024 12:14

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Đến với Làng Văn hóa trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” du khách vô cùng mãn nhãn với màn trình diễn cây nêu của đồng bào.

Trình diễn cây nêu là một trong nhiều hoạt động trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 được gắn với những nghi thức, tập tục văn hóa đặc sắc của 6 dân tộc tiêu biểu của 6 tỉnh.

Cây nêu được gắn với những nghi thức, tập tục văn hóa đặc sắc của đồng bào

Đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” du khách và công chúng Thủ đô được chứng kiến chiêm ngưỡng, tìm hiểu những giá trị di sản văn hóa đặc sắc cây nêu của đồng bào các dân tộc.

Trong đó, Đắk Lắk trình diễn cây nêu gắn với nghi lễ về sức khỏe của đồng bào Ê Đê; Sơn La có cây nêu gắn với dân tộc Thái; Đà Nẵng có cây nêu gắn với đồng bào Cơ Tu; Thanh Hóa là cây nêu gắn với dân tộc Mường; Quảng Nam sẽ là cây nêu của đồng bào Ca Dong, còn Lai Châu sẽ là cây nêu của dân tộc Thái.

Cây nêu của đồng bào Ê Đê là biểu tượng của tâm linh

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là cây vũ trụ, trục nối giữa đất với trời, là vật không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống, được người Ê Đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Đồng bào Ê Đê trình diễn cây nêu trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

Cây nêu, biểu tượng văn hóa của người Cơ Tu

Trong đời sống hằng ngày của người Cơ Tu, cây nêu và bàn lễ luôn chiếm vị trí quan trọng, không chỉ thể hiện sự sinh sôi nảy nở, là vật thiêng liêng kết nối với thần linh, ông bà, và chuyển tải khát vọng vươn tới cuộc sống ấm no, an lành, hạnh phúc mà còn là một sản phẩm mỹ thuật thể hiện tài nghệ trang trí, điêu khắc của nghệ nhân dân gian Cơ Tu.

Đồng bào Cơ Tu trình diễn cây nêu trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

Cây nêu người Mường chứa đựng ý nghĩ nhân văn sâu sắc

Tục dựng cây nêu ngày tết của người Mường chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc gắn với phong tục, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian của đồng bào. Trước kia, dọc theo thân cây nêu, người Mường hay treo những vật dụng lao động được đan bằng tre, nứa để cầu mong một mùa mang tươi tốt, phía trên ngọn cây nêu treo giấy màu sặc sỡ. Ngày nay trên cây nêu của người Mường được treo một lá cờ Tổ quốc, với niềm vui mừng Đảng, mừng xuân, mừng quê hương, đất nước đổi mới.

Đồng bào người Mường trình diễn cây nêu trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

Cây nêu biểu trưng của sự hội tụ giữa trời và đất dân tộc Thái

Cây nêu là một vật hết sức quan trọng với người Thái vùng Tây Bắc. Người dân tộc Thái xem cây nêu là biểu trưng của sự hội tụ giữa trời - đất đối với đời sống con người, thể hiện sự biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Cây nêu của dân tộc Thái được các nghệ nhân lựa chọn những cây tre già, thẳng, to và cao nhất đem về khoét nhiều lỗ để trang trí muông thú, cỏ cây, hóa lá, tượng trưng cho sự hội tụ của thiên nhiên với con người. Trên cây nêu được trang trí nhiều con vật như: Chim, cá, ve sầu,… được các nghệ nhân đan từ tre, nứa và đặc biệt có một quả còn.

Đồng bào Thái trình diễn cây nêu trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”
Hát múa quanh cây nêu của đồng bào Thái Lai Châu

Hình ảnh cây nêu thể hiện sự biết ơn trời đất đã mưa thuận gió hòa, cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho gia đình, con cái có sức khỏe, cuộc sống sung túc, thể hiện sự thân thiện giữa con người với thiên nhiên. Đồng thời, giáo dục đoàn kết cộng đồng dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa.

Cây nêu biểu trưng để giáo dục, dạy bảo những thế hệ con cháu của người Ca Dong

Người Ca Dong quan niệm, cây nêu là nơi mà các vị thần linh và ông bà sẽ về ở và dự lễ hội. Đó cũng là sợi dây tâm linh nối con người với thần linh, tổ tiên thêm gần gũi hơn, cũng như khẳng định vị thế của gia đình trong từng ngôi làng. Hơn thế nữa, cây nêu còn là biểu trưng để giáo dục, dạy bảo những thế hệ con cháu của người Ca Dong ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa của mình trên vùng núi Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Đồng bào Ca Dong trình diễn cây nêu trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”
Hát múa mừng cây nêu của dân tộc Ca dông

Có thể thấy, việc trình diễn dựng cây nêu trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” đã tái hiện trình diễn cây nêu, nghi thức văn hóa đặc sắc, gắn với đời sống tâm linh, thể hiện ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cơ hội là cầu nối giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của đồng bào các dân tộc, thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: cây nêu

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao