Thứ ba 29/04/2025 19:35

Nghi lễ dựng cây nêu ngày Tết tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Đón Tết Giáp Thìn 2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em đã tổ chức nghi lễ dựng cây nêu ngày Tết.

Lễ dựng cây nêu ngày Tết là một trong những tập tục được Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), tổ chức hàng năm, nhằm gợi lại không khí Tết cổ truyền của dân tộc.

Lễ dựng cây nêu được tổ chức hàng năm mỗi dịp đón Tết cổ truyền
Nghi lễ dựng cây nêu tại “Ngôi nhà chung” thực hiện theo đúng truyền thống văn hóa của người Việt

Cây nêu với nhiều dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam có một vị trí đặc biệt không chỉ có ý nghĩa tâm linh, trừ tà ma mà còn là biểu tượng của cây vũ trụ chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Lễ dâng hương trong nghi lễ dựng cây nêu
Nghi lễ dựng cây nêu được thực hiện tại “Ngôi nhà chung”
Chọn cây tre già, thẳng, long tre đều để làm cây nêu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nghi lễ dựng cây nêu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em được thực hiện theo đúng truyền thống lâu đời trong văn hóa của người Việt. Đó là dùng cây tre già, thẳng, long tre đều và còn nguyên lá tươi trên ngọn. Bởi cây tre là biểu tượng cho phẩm chất người Việt là rất mềm dẻo nhưng cũng bất khuất.

Cây tre phải còn nguyên lá tươi trên ngọn
Cây nêu được treo các vật dụng trang trí và có ý nghĩa khác nhau
Các đại biểu và đồng bào dựng cây nêu tại Làng Văn hóa

Cây nêu được dựng tại “Ngôi nhà chung” năm nay là cây tre già với 54 đốt tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, còn nguyên lá tươi trên ngọn và được treo cờ hội. Trên cây nêu còn trang trí đèn lồng, lá phướn, câu đối với ý nghĩa chúc mừng năm mới cùng những vật dụng trang trí như cá chép, giỏ tre đựng trầu cau gạo mối, chuông gió tạo âm...

Đồng bào các dân tộc thắp hương trong lễ dựng cây nêu
Nghi lễ dựng cây nêu nhằm tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Lễ dựng cây nêu ngày Tết thể hiện một bức tranh văn hoá đa dạng, đa sắc màu, góp phần giới thiệu quảng bá về “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc với du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời, tăng cường xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, động viên tinh thần phấn khởi, đón mừng xuân mới với khí thế mới của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giáo dục thế hệ trẻ ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.

Phạm Tiệp-Phạm Minh
Bài viết cùng chủ đề: cây nêu

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Techcombank mang cả tinh hoa nước Pháp về Việt Nam, tôn vinh những di sản văn hóa độc bản

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca tôi mang ơn lịch sử

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc