Thứ tư 14/05/2025 22:42

Tri ân cha ông, khẳng định chủ quyền biển, đảo

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn lâu nay đã trở thành ngày hội lớn không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn là ngày hội của những người dân miền ven biển cả nước. Đây là nghi lễ để tri ân các thế hệ cha ông ngày trước đã không tiếc máu xương để bảo vệ biển, đảo của quê hương.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của ngư dân huyện đảo Lý Sơn

 - Theo dòng lịch sử, cách đây gần 400 năm trước, nhiều người con xứ Quảng Ngãi đã vượt sóng gió ra Hoàng Sa khai thác hải vật, làm nên những cột mốc lịch sử, dựng bia chủ quyền lãnh thổ. Nhiều người trong số họ đã không trở về và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là hoạt động nhằm tri ân những hùng binh Hoàng Sa đã hy sinh thủa ấy. Đồng thời, qua đó, nhắc nhở những người đang sống hôm nay, nhất là thế hệ trẻ về tinh thần bất khuất, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Lễ cúng tế hùng binh Hoàng Sa

Ông Võ Hiển Đạt, đại diện các tộc họ ở Lý Sơn cho biết: Từ xa xưa, các bậc tiền nhân của chúng tôi đã vâng mệnh triều đình đi làm nhiệm vụ tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để tưởng nhớ các bậc tiền nhân hy sinh vì đất nước, các tộc họ ở Lý Sơn và dọc ven biển Quảng Ngãi hằng năm đều tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, qua đó để cho con cháu biết được công lao của tổ tiên mà ghi nhớ và noi theo. Trước tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, các họ tộc Lý Sơn chúng tôi vẫn ra sức giáo dục con cháu, nhất là ngư dân trên đảo cùng đoàn kết, chung sức, đồng lòng hơn nữa khi tham gia khai thác thủy sản trên Biển Đông, không lùi bước trước những hành động phi nghĩa của Trung Quốc trên vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam, kiên quyết bảo vệ ngư trường truyền thống mà ông cha chúng ta đã đổ nhiều máu xương để cắm mốc, dựng bia, khẳng định chủ quyền.

P.Tiệp

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao