Thứ hai 12/05/2025 04:27

Trang phục các dân tộc Tây Nguyên

Sống giữa núi rừng, gần gũi với thiên nhiên, trang phục của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất giản dị với những đường nét khỏe khoắn nhưng không kém phần độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc và vùng miền.

Di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên chứa đựng những giá trị độc đáo và đa dạng. Dấu ấn đó được thể hiện khá rõ nét trong trang phục truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa tộc người.

Trang phục Tây Nguyên tạo dấu ấn văn hóa vùng miền

Nét chung nhất trong trang phục truyền thống các dân tộc Tây Nguyên đó là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm... Sử dụng hai gam màu chủ đạo là đỏ, đen (các dân tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng (các dân tộc Nam Tây Nguyên) kết hợp với dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình tượng gần gũi với thiên nhiên, chị em phụ nữ Tây Nguyên đã tạo nên những bộ trang phục ấn tượng.

Trang phục Tây Nguyên luôn gắn với trang sức như vòng cổ, vòng tay
Trang phục dân tộc Gia Rai
Trang phục dân tộc M’Nông

Tuy vậy, trang phục, cách ăn mặc của các dân tộc cũng có những nét khác nhau ở mỗi tộc người. Trang phục của người Xơ Đăng chủ đạo là màu đen chàm, trang trí bằng các hoa văn màu trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào Ba Na là màu chàm xanh, trang trí nhiều văn hoa đẹp. Trang phục của người Giẻ Triêng là màu đen, xanh trang trí bằng các chỉ màu vàng, trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào Gia Rai chủ đạo là màu trắng hoặc màu chàm. Trang phục của người Rơ Măm, hầu như không nhuộm màu…

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức