Thứ hai 18/11/2024 04:21

Trải nghiệm Chợ phiên vùng cao ngày Tết tại Làng Văn hóa

Đến Làng Văn hóa trong những ngày cuối năm, du khách được khám phá trải nghiệm Chợ phiên vùng cao ngày Tết với những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc vùng

Không phải đi đâu xa, ngay tại Thủ đô Hà Nội những ngày cuối năm, du khách có thể hòa mình cùng đồng bào vào không gian Chợ phiên vùng cao ngày Tết tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn.

Chợ phiên vùng cao ngày Tết
Du khách được hòa mình vào không gian văn hóa phiên chợ vùng cao

Tại Chợ phiên vùng cao ngày Tết, du khách được làm quen không gian xuống chợ không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Tày, Kháng, Phù Lá… của các địa phương vùng cao như Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La... Tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao cùng vui gặp gỡ nhìn lại một năm đã qua và niềm vui hân hoan đón chào năm mới 2023 với kỳ vọng mới. Họ gặp nhau tại phiên chợ lúng liếng nói cười, trong những bộ trang phục đẹp nhất, sắc màu nhất.

Không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao
Gian hàng của tỉnh Sơn La
Điện Biên cũng mang đến chợ vùng cao rất nhiều sản vật
Đồng bào Mông chế biến món bánh tam giác mạch
Đặc sản bánh của đồng bào Tày
Du khách thưởng thức các đặc sản vùng miền

Khách tham quan Chợ phiên vùng cao có thể hòa mình vào không gian trao đổi, mua bán, chế biến các món ăn truyền thống, uống rượu ngô, ăn thắng cố, mèn mén…, Các sản vật vùng miền đặc trưng, các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông, lâm nghiệp, rau củ quả, các món ăn dân tộc như thịt trâu treo gác bếp, lạp sườn, mật ong, thảo quả, măng miến mộc nhĩ, nấm hương rừng, thổ cẩm dân tộc, không gian giới thiệu ẩm thực…

Sản vật vùng miền luôn hấp dẫn du khách
Du khách nước ngoài tìm hiểu sản vật tại Chợ phiên vùng cao
Sản phẩm OCOP bày bán tại chợ phiên
Sản phẩm tại chợ phiên có thể truy xuất nguồn gốc

Cũng tại không gian Chợ phiên vùng cao, đồng bào các dân tộc trình diễn các tiết mục dân ca, dân vũ đặc sắc ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng miền. Đặc biệt, đến với Chợ phiên vùng cao ngày Tết, du khách cũng có dịp thưởng thức nghệ thuật trình diễn múa Khèn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mông tỉnh Bắc Kạn.

Tiếng khèn Mông dặt dìu của đồng bào dân tộc Mông thu hút du khách bởi âm thanh mang vẻ đẹp tự nhiên của vùng núi bao la, hùng vĩ cùng nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Nghệ thuật múa khèn của dân tộc Mông vô cùng độc đáo thể hiện sự cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong đời sống cộng đồng. Tiếng khèn ngấm sâu vào tâm hồn người Mông, thân quen như thắng cố, mèn mén, rượu ngô hay tất cả những gì thân thuộc nhất đã gắn bó với họ từ lúc sinh ra.

Tiếng khèn Mông dặt dìu, tình cảm tại chợ phiên
Dân ca, dân vũ tại phiên chợ
Trình diễn nghề dệt thủ công truyền thống

Tham gia Chợ phiên vùng cao ngày Tết ngày càng hấp dẫn khi du khách tận mắt chừng kiến các nghệ nhân trình diễn tinh hoa nghề thủ công truyền thống qua nét đặc sắc từ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc, giúp khách thăm trải nghiệm, tìm hiểu về sự đa dạng, độc đáo trong kỹ thuật dệt hoa văn, họa tiết thủ công trên những tấm thổ cẩm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Chợ phiên vùng cao

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống