Thứ bảy 10/05/2025 21:29

TP. Hồ Chí Minh: Trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc Hoa có hoàn cảnh khó khăn

Việc hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn giúp các em cố gắng học tập, nâng cao kiến thức.

Chiều 19/6, tại hội trường Ủy ban nhân dân Quận 6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Báo Người Lao động tổ chức chương trình trao tặng kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc Hoa có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2023.

Tham dự chương trình, có ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy; Bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh; ông Bùi Thanh Liêm, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao động; cùng đại diện lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

300 phần quà trị giá 300 triệu đồng được gửi tới các học sinh, sinh viên dân tộc Hoa có hoàn cảnh khó khăn

Phát biểu tại buổi trao học bổng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh Phan Kiều Thanh Hương cho biết, việc hỗ trợ học tập cho các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn đầu năm học mới, nhằm động viên các em cố gắng học tập, nâng cao kiến thức và rộng mở tương lai.

Bà Hương cũng bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới, các đơn vị đồng hành, lãnh đạo, mạnh thường quân tiếp tục quan tâm, chia sẻ với các em để tạo động lực phấn đấu đạt thành tích trong học tập…

Được biết, TP. Hồ Chí Minh có 53 dân tộc thiểu số với 468.147 nhân khẩu, chiếm 5,2% dân số toàn thành phố; trong đó, có 03 dân tộc chiếm số đông và hình thành cộng đồng là dân tộc Hoa với 382.825 người (chiếm 81,77% trong tổng số dân tộc thiểu số), 50.442 người dân tộc Khmer (10,77%) và 10.499 người dân tộc Chăm (2,24%).

Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê