Thứ hai 18/11/2024 15:15

Tìm thị trường cho gà đồi Yên Thế

Tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế năm 2017. Lần đầu tiên, các sản phẩm được chế biến từ con gà đạt Cúp chứng nhận “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á” được giới thiệu tới đông đảo thực khách, đồng thời ký kết 20 biên bản ghi nhớ và hợp đồng tiêu thụ.
Sản phẩm gà đồi được thực khách ưa thích

Tăng trưởng nhưng chưa ổn định

Ông Vũ Trí Hải – Chủ tịch UBND huyện Yên Thế - vui mừng cho biết, kết thúc năm 2016, tổng đàn gia cầm của huyện đạt 4,5 triệu con, trong đó đàn gà lên tới 4 triệu con. Hiện, số gia cầm thương phẩm của huyện Yên Thế bán ra thị trường từ 12 - 14 triệu con mỗi năm, giá trị sản xuất đạt trên 1.500 tỷ đồng. Số lượng hộ chăn nuôi quy mô lớn ngày càng gia tăng, cá biệt có những hộ nuôi trên 7.000 - 9.000 con/ lứa và nhiều lứa/năm. Chăn nuôi gà đồi đãtrở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân ở Yên Thế và cho thu nhập ổn định từ 50 - 100 triệu đồng/năm. Những năm thuận lợi một số hộ đãcó thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng.

Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế năm 2017, nhiều ý kiến cho rằng, cũng như nhiều loại nông sản khác, gà đồi Yên Thế gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ như quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, giá vật tư đầu vào còn cao, chưa có các cơ sở lớn về chế biến tại vùng chăn nuôi; liên kết giữa người chăn nuôi với hợp tác xã, doanh nghiệp còn yếu dẫn đến bị động về giá và tiêu thụ sản phẩm bền vững...

Nhìn nhận về vấn đề này cũng như bàn giải pháp đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế, ông Trần Quang Tấn – Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang khẳng định, thời gian qua Bắc Giang đãnỗ lực thúc đẩy tiêu thụ gà đồi Yên Thế, tuy nhiên cũng có thời điểm thị trường cũng như giá sản phẩm gà đồi chưa thực sự ổn định. Vì vậy, ngoài việc phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm nguyên nhân thì cần làm tốt công tác thị trường, hướng tới thị trường xuất khẩu lớn như Nhật Bản và EU. Bên cạnh đó, cần có sự liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ.

Chuyển đổi mô hình sản xuất theo chuỗi

Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Gà đồi Yên Thế đãgóp phần đưa sản phẩm gà đồi Yên Thế tiêu thụ rộng ở một số địa phương trong cả nước. Song để sản vật của địa phương đi xa và bền vững hơn, nhiều chuyên gia khuyến nghị, Yên Thế cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sản xuất gàđồi theo chuỗi cũng như gắn tem truy xuất nguồn gốc trước khi đưa vào thị trường. Mỗi con gà được gắn tem và truy xuất nguồn gốc đến tận hộ sản xuất sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, tạo thêm niềm tin của người tiêu dùng.

Về vấn đề này, ông Dương Văn Thái – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, thời gian tới tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai thực hiện việc chuẩn hóa, thống nhất mẫu mã, hình thức tem nhãn “Gà đồi Yên Thế” để sử dụng cho các lô gà thương phẩm xuất bán đủ tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định. Các điểm bán, quầy lưu động, các xe vận chuyển hàng, lồng nhốt... đều được gắn lôgô thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” trong hoạt động và lưu thông. Đồng thời, tăng cường quản lý thương hiệu hàng hóa, gắn trách nhiệm duy trì, bảo vệ thương hiệu đến từng hộ chăn nuôi; chứng nhận, cấp quyền sử dụng thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” cho các cơ sở đủ điều kiện trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, sẽ tập trung chỉ đạo tái cơ cấu đàn gà và nâng cao chất lượng giống gà đồi; tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo chuỗi liên kết sản phẩm; tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp, hợp tác xãtăng cường mối liên kết với các hộ dân trong việc chăn nuôi, thu mua, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó tạo chuỗi sản phẩm khép kín…

Chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường lưu ý tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Yên Thế nói riêng, không nhất thiết phải tăng về số lượng nhanh mà đẩy mạnh tăng về chuỗi giá trị. Đồng thời, rà soát lại tái cơ cấu theo xu hướng hội nhập; nỗ lực đưa gà Yên Thế lên tầm cỡ quốc gia, hướng tới xuất khẩu…

T.Tâm- L.Anh

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống