Thứ năm 24/04/2025 06:19

Tìm đầu ra cho những bài thuốc quý

Bằng việc thu hái cây thuốc tắm có tổ chức, Công ty cổ phần Kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa không chỉ nâng cao kiến thức về khai thác bền vững, bảo vệ tài nguyên rừng cho cộng đồng người địa phương, mà còn góp phần gắn kết cộng đồng, mang lại sự tự tin, hòa nhập cho nhiều phụ nữ dân tộc Dao.

Ảnh: Thiếu nữ dân tộc Dao tự tin chào bán các sản phẩm thuốc cổ truyền

 - Không chỉ biết lên rừng kiếm lá thuốc về như nhiều người dân tộc Dao khác ở Sa Pa, anh Lý Láo Lở - Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa (Sapanapro) - còn có may mắn được truyền nghề bởi chính mẹ mình - bà Chảo Sử Mẩy - người phụ nữ giỏi giang của gia đình có tới 4 đời làm nghề thuốc.

Với mong muốn quảng bá bài thuốc bí truyền của dân tộc và giúp đồng bào làm giàu từ nghề thuốc, Lở đã lặn lội khắp nơi để học thêm kiến thức về thuốc đông y. Từ năm 2007 - 2009, được sự hỗ trợ của các giáo sư, tiến sĩ đến từ Bộ môn thực vật (Trường Đại học Dược Hà Nội), Lở đã chiết xuất, cô cao thành công hơn 30 bài thuốc... Tháng 11/2010, Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa chính thức được thành lập. Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ tắm tại chỗ, công ty còn bán các sản phẩm thuốc tắm đã được cô cao, đóng gói với thương hiệu DAO’SPA, như: Thuốc tắm dành cho phụ nữ, sau sinh, sản phẩm thư giãn, trị liệu, sản phẩm ngâm chân...

Những ngày đầu thành lập công ty, Lý Láo Lở gặp không ít khó khăn, vừa phải vận động bà con đóng cổ phần, rồi lo đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, với hiệu quả kinh tế mang lại, từ 14 hộ gia đình người dân tộc Dao Đỏ tham gia vào công ty lúc ban đầu, đến nay đã tăng lên 52 hộ là cổ đông của công ty. Trong đó, số người được hưởng lợi trực tiếp từ công ty là 300 người; số người hưởng lợi gián tiếp là 500 người, số hộ cổ đông thoát nghèo cao hơn cộng đồng khác gấp 3 lần.

Để chủ động nguồn nguyên liệu đang ngày càng mai một, Lý Láo Lở và mẹ đã vận động bà con trồng cây thuốc quý ở nhà. Đến nay, ở Tả Phìn đã có gần 10 héc-ta cây thuốc quý được trồng. Tuy nhiên, điều khiến Giám đốc Lý Láo Lở không khỏi lo âu, đó là các thành viên của công ty đều là người dân tộc,  năng lực quản lý, tổ chức sản xuất, tiếp thị phân phối sản phẩm rất hạn chế. Đặc biệt, với giá trị của các bài thuốc tắm của người Dao đã được lưu truyền, tài nguyên cây thuốc ngày càng bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi mang bán ra ngoài cho tư thương. Nhiều sản phẩm của Sapanapro cũng bắt đầu bị làm giả, làm nhái...

Phương Tú

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố