Thứ tư 27/11/2024 21:54

Tiếng khèn - nét văn hóa đặc sắc dân tộc Mông

Với đồng bào Mông, tiếng khèn chính là âm thanh của cuộc sống, là linh hồn của người Mông, mang đậm nét văn hóa. Vì vậy, người Mông quan niệm giữ được tiếng khèn Mông là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Khèn Mông là nhạc khí không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Mông

Khèn Mông là nhạc khí không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Mông. Khèn luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông trên đường xuống chợ hay đi rừng, đi nương. Bất cứ lúc nào, đàn ông Mông cũng có thể mang khèn ra thổi. Trong những dịp lễ hội, trên những bãi đất trống, đàn ông Mông vừa thổi khèn, vừa múa khèn với những động tác vừa khỏe khoắn, vừa dẻo dai. Động tác múa khèn của người Mông rất phong phú và đa dạng như: Múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa. Khi một bài khèn được cất lên, nhiều người có thể tham gia múa khèn, chủ yếu vẫn là các chàng trai. Các cô gái sẽ xúng xính trong những bộ váy hoa sặc sỡ cùng nhau múa hát. Qua tiếng khèn Mông, họ kể cho nhau nghe về cuộc sống thường ngày, ca ngợi quê hương, đất nước; tiếng khèn còn là lời tự tình của đôi trai gái trong những ngày hội bản.

Để tiếng khèn khi thổi lên nghe thật hay, thật vang thì phải có một chiếc khèn tốt. Khèn Mông được làm từ gỗ pơ-mu cùng 6 ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Các ống trúc này được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Trúc làm ống phải phơi đủ độ khô, không ẩm nhưng cũng không quá khô thì khèn mới kêu. Quan trọng nhất là khâu khoét lỗ cho lưới đồng rồi bịt lại bằng dây rừng thật chặt, thật khít. Độ cao thấp, vang ngân của khèn phụ thuộc vào việc chỉnh các lưới đồng, mỏng dày thế nào, to nhỏ ra sao.

Thiếu nữ Mông say sưa nhảy múa bên tiếng khèn

Ở mỗi hoàn cảnh, khèn Mông cũng có những giai điệu khác nhau. Nếu như trong các lễ hội, người thổi khèn sẽ thổi lên những giai điệu vui tươi, mọi người cùng nhau nhảy múa thì trong tang ma, họ sẽ thổi những giai điệu trầm buồn, ảo não. Họ tin rằng, khi có một người thân yêu mất đi, nếu không có tiềng khèn chỉ đường dẫn lối thì người đó sẽ không tìm về được với tổ tiên dòng họ, gia đình sẽ không được bình an, linh hồn sẽ không siêu thoát. Vì vậy, chiếc khèn cũng được ví như linh hồn của người Mông, việc gìn giữ được tiếng khèn trong trẻo, tinh khiết, nguyên sơ cũng chính là giữ được linh hồn trong sáng của người thổi.

Dù cuộc sống đã nhiều đổi thay, đâu đó ở những bản người Mông đã biết đến nhiều loại nhạc cụ hiện đại nhưng người Mông vẫn không bỏ chiếc khèn của dân tộc mình. Thông qua việc tổ chức các lễ hội, các trò chơi dân gian truyền thống là cách để truyền dạy và giữ gìn tiếng khèn Mông trong đời sống tinh thần của đồng bào. Ở đâu có sự sống của người Mông thì ở đó đều có những điệu múa, tiếng khèn réo rắt.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản