Thứ ba 19/11/2024 10:31

Thương mại điện tử và kinh tế số đã tiến bước dài trong hội nhập

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT& KTS) đã từng bước khẳng định vai trò nòng cốt trong phát triển TMĐT; đồng thời, xác định rõ, TMĐT là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền KTS, giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao sức cạnh tranh.
Ngày hội mua sắm trực tuyến thu hút rất nhiều doanh nghiệp tham gia

Hoàn thiện tốt thể chế, chính sách

Trong những năm qua, Cục TMĐT & KTS luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Công Thương. Điểm nhấn và dấu mốc quan trọng của Cục là xây dựng thành công kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Trong 7 năm liền, Cục đã tổ chức thành công Ngày hội mua sắm trực tuyến thu hút rất nhiều DN tham gia, mang đến cho người tiêu dùng ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm.

Trên cơ sở đó, Cục đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, quảng bá thông tin tới tổ chức, cá nhân về quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, Thông tư số 47/2014/TT-BCT và Thông tư số 59/2015/TT-BCT. Đáng chú ý, Cục đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng và trình Bộ trưởng Ban hành Quyết định số 2981/QĐ-BCT về phê duyệt Kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020. Phối hợp với Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế xây dựng Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2015/NĐ-CP về thanh tra chuyên ngành Công Thương và đề xuất thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh thuộc Bộ Công Thương trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đối với nhiệm vụ thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật về TMĐT và xử lý vi phạm, năm 2019, Cục đã tiếp nhận 1.850 lượt phản ánh và xử lý gần 1.570 lượt phản ánh trên Cổng Thông tin quản lý hoạt động TMĐT, trong đó bao gồm các hành vi vi phạm chính như: Không đăng ký, thông báo website, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo DN khác nhằm lừa đảo khách hàng. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về TMĐT đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức của người dân được nâng cao.

Đặc biệt, Cục đã làm tốt công tác phối hợp với các Sở Công Thương để đưa các giải pháp tiên tiến của TMĐT ứng dụng vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN tại địa phương thông qua các đề án thuộc Chương trình Phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Những dấu ấn đậm nét

Theo ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục TMĐT và KTS, Cục được giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối, chủ trì triển khai dịch vụ công và Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương. Đến hết tháng 12/2019, tất cả 292 thủ tục hành chính (TTHC) cấp trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên, trong đó, 166 DVCTT mức độ 3 và 4. Thống kê cho thấy, Cổng DVCTT của Bộ đã có hơn 32.000 DN đăng ký và sử dụng, xử lý trung bình 5.000 - 6.000 hồ sơ/ngày. Tổng số hồ sơ DVCTT trong năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020 lần lượt là 1.540.792 và 244.707 hồ sơ, tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã hỗ trợ hàng vạn lượt DN sử dụng DVCTT thông qua điện thoại, email..., góp phần hỗ trợ người dân, DN tiếp cận các TTHC do Bộ quản lý tốt hơn. Cổng DVCTT của Bộ Công Thương cũng đã kết nối kỹ thuật thành công với Cổng dịch vụ công quốc gia. Các nhóm TTHC của Bộ Công Thương kết nối chính thức với Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 11/2019 bao gồm: Đăng ký hoạt động khuyến mại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên và chương trình khuyến mại theo các hình thức khác; cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi. Đây là các nhóm thủ tục có số lượng hồ sơ trực tuyến lớn nhất thực hiện tại Bộ Công Thương…

Ngoài ra, Cục TMĐT&KTS đã tổ chức thành công Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday. Sự kiện đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, đột phá của lĩnh vực TMĐT, cũng như nền KTS tại Việt Nam, góp phần phát triển của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ về phát huy lợi thế công nghệ, đón bắt cơ hội đem lại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới.

Những phần thưởng cao quý của Bộ trưởng Bộ Công Thương dành tặng cho tập thể và cá nhân trong suốt những năm qua là kết quả từ những nỗ lực, kế thừa và phát triển của nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Cục. Đây là động lực để Cục TMĐT&KTS quyết tâm đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ tin tưởng giao phó trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy phát triển TMĐT Việt Nam.

Tập thể Cục TMĐT&KTS đã đạt được nhiều thành tích tiêu biểu trong công tác chuyên môn cũng như trong công tác Đảng, đoàn thể, được Bộ trưởng Bộ Công Thương tặng Bằng khen 4 năm liên tiếp (2010, 2012, 2013, 2014) và 5 năm liền nhận Cờ Thi đua Bộ Công Thương (2014, 2015, 2016, 2017, 2018).
Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Mua sắm

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Quản lý thị trường Bắc Kạn: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu

Quản lý thị trường Hòa Bình: Nhận diện nhiều vấn đề nổi cộm trong chống buôn lậu, hàng giả

Hiệu quả cao từ hoạt động tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Phong trào thi đua là động lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển công thương địa phương

Lồng ghép công tác thi đua với thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Thúc đẩy tăng trưởng giao thương bền vững sang thị trường châu Á - châu Phi

Tăng cường quan hệ thương mại với các nước Âu - Mỹ

Phát huy vai trò đầu mối quản lý tài chính, doanh nghiệp

Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thi đua yêu nước tạo động lực phấn đấu và cống hiến

Đổi mới phương thức tổ chức, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng

Coi trọng chất lượng và hiệu quả thi đua trong nghiên cứu khoa học

Bảo vệ môi trường và an toàn công nghiệp

Quảng Bình: Phát động thi đua sâu rộng tại lực lượng quản lý thị trường

Công tác tham mưu, phát triển nguồn nhân lực được thực hiện hiệu quả

Hoàn thiện cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong phát triển khoa khọc công nghệ

Thi đua yêu nước tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch

Phong trào thi đua yêu nước đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Công Thương