Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã đạt những hiệu quả thiết thực trong công tác đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Đặc biệt, sau 2 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng QLTT đã chứng minh được tính hiệu quả xuyên suốt, mang lại hiệu ứng tốt trên thị trường, nhận được đánh giá tích cực từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Những bứt phá nghiệp vụ của lực lượng quản lý thị trường

Tinh gọn bộ máy, phối hợp dọc - ngang hiệu quả

Trước yêu cầu của tình hình mới, lực lượng QLTT đã được tổ chức lại theo mô hình ngành dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

0739-quan-ly-thi-truong2
Tổng cục QLTT đã có những đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, được Chính phủ, Bộ Công Thương và người dân, dư luận ghi nhận, đánh giá cao

Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, đến nay, Tổng cục đã kiện toàn xong công tác tổ chức và bổ nhiệm cán bộ theo đúng quy định. Bộ máy tinh gọn chỉ còn 4 vụ, 01 văn phòng, 01 cục nghiệp vụ, 63 cục QLTT địa phương. Ở cấp cục địa phương không còn cấp chi cục, mà chỉ còn các phòng, đội trực thuộc. Đồng thời, trở thành Tổng cục ngành dọc duy nhất hiện nay không thành lập đơn vị sự nghiệp công lập. Các đội QLTT được sắp xếp, tổ chức lại theo hướng sáp nhập thành các đội liên huyện. Cụ thể, Tổng cục đã giảm được 234 đội QLTT từ 681 đội QLTT khi mới tiếp nhận từ các địa phương và sẽ tiếp tục giảm 71 đội trong năm 2020 xuống còn 376 đội QLTT (giảm 45%) theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tổng cục QLTT.

Thực tế 2 năm qua cho thấy, việc giảm các đơn vị thuộc cấp Tổng cục, cấp Cục, và tinh giản hàng trăm đội QLTT cấp huyện, không làm giảm đi vai trò chủ công trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa, mà còn giúp lực lượng QLTT ngày càng tinh nhuệ, chuyên nghiệp.

Ngoài ra, xác định công tác thi đua, khen thưởng có vai trò quan trọng trong thực thi nhiệm vụ được giao, xây dựng đơn vị vững mạnh, vì vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập, Tổng cục QLTT cũng thường xuyên phát động phong trào thi đua của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT gắn với nghiệp vụ chuyên môn của 63 tỉnh, thành phố. Trên cơ sở đó, các đơn vị trực thuộc đã chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng một cách chủ động, sáng tạo, thiết thực và hiệu quả.

Cụ thể, triển khai hiệu quả nhiều chuyên đề, kế hoạch kiểm tra cao điểm như: Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong, sau Tết Nguyên đán; Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn,tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống buôn bán, vận chuyện lợn, sản phẩm từ lợn nhập lậu; Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong, sau Tết trung thu…

Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Tổng cục QLTT cũng nhanh chóng đưa ra các văn bản, yêu cầu các Cục QLTT tỉnh, thành phố tăng cường rà soát, kiểm tra việc nhập khẩu các dây chuyền, thiết bị cũ về để sản xuất khẩu trang; triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19…

Thời điểm những ngày đầu dịch bùng phát, 100% quân số tập trung vào công tác phòng, chống dịch Covid-19, tăng cường công tác quản lý địa bàn, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra việc niêm yết giá, ngăn chặn đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 2 quay trở lại, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT cũng nhanh chóng vào cuộc, yêu cầu các cục QLTT địa phương chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, thiết bị y tế... Kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định, đặc biệt tại các địa phương đang có dịch. Với những đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, Tổng cục QLTT đã được Chính phủ, Bộ Công Thương và người dân, dư luận ghi nhận, đánh giá cao.

5125-quang-ninh-hang-gia
Lực lượng QLTT triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm lớn, nổi cộm

Không chỉ tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch, lực lượng QLTT vẫn tập trung công tác chuyên môn, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, hàng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều vụ việc điển hình vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hóa, Hải Dương... đã được lực lượng QLTT phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, việc tổ chức tấn công, triệt phá các đường dây, ổ nhóm lớn, nổi cộm của Tổng cục đã được ghi nhận, đánh giá cao như: xử lý tổng kho buôn lậu hơn 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, TP. Lào Cai (vụ việc này đã được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình gửi thư biểu dương, động viên lực lượng QLTT và các lực lượng chức năng)…; kiểm tra, xử lý 2 trung tâm thương mại bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Móng Cái - Quảng Ninh, trung tâm thương mại Sài Gòn Square, chợ Bến Thành, chợ Ninh Hiệp, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội...

1456-quan-ly-thi-truong-but-pha
Thiếu tướng Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia trao thư khen của Phó Thủ tướng Thường trực - Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia Trương Hòa Bình cho Tổng cục QLTT vì đã có thành tích xuất sắc phát hiện xử lý kho chứa hàng không đúng quy định với số lượng lớn tại Lào Cai

Những vụ việc lớn cho thấy lực lượng QLTT đã khắc phục được điểm yếu cốt tử - sự chia cắt theo địa bàn; tổ chức theo ngành dọc đã giúp chỉ đạo từ Tổng cục xuyên suốt, đồng bộ, tạo thuận lợi cho các đơn vị phối hợp hành động kịp thời.

Thiếu tướng Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia - đánh giá cao những chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tổng cục QLTT, sự cố gắng của đơn vị nghiệp vụ, Cục QLTT các địa phương trong thời gian qua. Trong điều kiện phòng chống dịch nhưng công tác chuyên môn, đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả vẫn đạt những kết quả tích cực. Trong quá trình thực hiện chuyên môn đã nhận diện ra, phát hiện nhiều vụ việc nghiệm trọng. Đặc biệt, lần đầu tiên Tổng cục QLTT đã triệt xóa những đường dây, tụ điểm lớn tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lào Cai… “Đây là những bứt phá của các cơ quan nghiệp vụ của lực lượng QLTT ở trung ương” - Thiếu tướng Đàm Thanh Thế đánh giá.

Có thể nói, sau 2 năm hoạt động theo mô hình Tổng cục ngành dọc từ trung ương đến địa phương, QLTT đã thể hiện rõ ưu điểm, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt trong điều hành, quản lý, nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, phối hợp giữa các đơn vị trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên, kết quả đó cũng có sự đóng góp quan trọng của phối hợp “ngang”. Ở cấp trung ương là phối hợp giữa Tổng cục với Bộ đội Biên phòng, Công an kinh tế, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Hà Nội (HATAP), Hiệp hội Thông tin tư vấn kinh tế thương mại Việt Nam (VICETA), Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tập đoàn Petrolimex, cũng như với các đơn vị tham mưu thuộc Bộ.

1455-quan-ly-thi-truong4

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã ký kết quy chế phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương

1758-quan-ly-thi-truong5
Lần đầu tiên Tổng cục QLTT ký kết quy chế phối hợp với doanh nghiệp

Chỉ riêng triển khai Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn trọng điểm, Tổng cục đã phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp thực hiện tại 20 tỉnh, thành phố trọng điểm gồm Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lào Cai, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp… Tổng cục cũng phối hợp với Cục Hóa chất, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Vụ Thị trường trong nước... trong xử lý nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; xâm phạm sở hữu trí tuệ; vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm…

Ở cấp địa phương, lực lượng QLTT quận, huyện đã phối hợp liên ngành trong kiểm tra khoáng sản; kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra giá, chất lượng hàng hóa; kinh doanh hàng lậu, sản xuất kinh doanh hàng hàng giả; đồng thời công khai các kết quả điều tra, xử lý vụ án trọng điểm, tên địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, cố tình tái phạm nhiều lần nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm.

Chính “sức mạnh” của việc phối hợp dọc – ngang đã mang lại hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc triển khai nhiều chuyên đề, kế hoạch kiểm tra cao điểm vào các mặt hàng xăng dầu, phân bón, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, buôn lậu trên tuyến đường bộ, đường sắt...

Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Lực lượng QLTT là 1 trong những đơn vị nhận Cờ thi đua của Bộ Công Thương năm 2019

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Bên cạnh hàng loạt vấn đề cấp bách phải giải quyết ngay như tiếp tục kiện toàn bộ máy, nhân sự; bồi dưỡng năng lực công chức; theo dõi sát diễn biến thị trường… Tổng cục QLTT đã chủ động đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin, coi đó như một “binh chủng” đi đầu tạo ra bước đột phá trong nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đến nay, lực lượng QLTT đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý thị trường. Tổng cục đã đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử; hệ thống quản lý văn bản điện tử; hệ thống thư điện tử công vụ; cở sở dữ liệu và quản lý công tác tài chính; cơ sở dữ liệu và thống kê xử phạt hành chính, hệ thống hội nghị trực tuyến với 64 điểm cầu (Tổng cục và 63 cục địa phương)... Trong giai đoạn 2020-2021, Tổng cục sẽ tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ, tra cứu chứng từ điện tử, quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng… Hoạt động này đã góp phần giúp công tác chỉ đạo điều hành, công tác quản lý và hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT được chủ động, thông suốt, thống nhất, kịp thời và đạt hiệu quả cao.

Mặc dù đạt kết quả nhất định, song theo ông Trần Hữu Linh, lực lượng QLTT còn mỏng, phải tổ chức quản lý, kiểm tra số lượng lớn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đồng thời phải tham gia nhiều nhiệm vụ khác do chính quyền địa phương giao như phòng chống dịch bệnh, giải tỏa chợ, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành… nên gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát.

Trong khi đó, trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ, kinh phí hoạt động của lực lượng QLTT còn thiếu thốn, lạc hậu... Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin chưa thường xuyên, có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp tổng thể của các địa phương để triệt phá các điểm tập kết, các đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả. Đặc biệt, hiện nay, tình trạng chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn nhiều phức tạp.

Trước tình hình mới, ông Trần Hữu Linh cho rằng, lực lượng QLTT tự nhìn nhận và luôn đặt bản thân trong bối cảnh mới của thị trường, không chỉ gói mình trong nhiệm vụ QLTT trong nước, đảm bảo ổn định vĩ mô, lành mạnh thị trường, bảo vệ doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng, mà còn có nhiệm vụ mới liên quan đến hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế như chống gian lận xuất xứ, gian lận thương mại, hợp lực cùng các lực lượng chức năng chống buôn lậu qua biên giới. “Lực lượng QLTT luôn cam kết đồng hành với thị trường, hướng tới trở thành lực lượng chính quy - tinh nhuệ - hiện đại” - ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Sau 2 năm hoạt động, lực lượng QLTT phát hiện, xử lý gần 150.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước ước trên 1.100 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2019 và 6 tháng năm 2020, lực lượng QLTT chuyển cơ quan điều tra 176 vụ, đã khởi tố 23 vụ.
Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn chặn và xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Theo quyết định, ông Ngô Quang Nam, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 giữ chức vụ Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang.
Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang vừa xử phạt 15,5 triệu đồng một cá nhân không đăng ký kinh doanh và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và thu giữ các mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu trên địa bàn.
Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Quyết định số 2646/QĐ-TCQLTT ngày 14 /11/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2024 trong toàn lực lượng.
Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã triển khai Hội nghị tập huấn, hướng dẫn về công tác kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh.
Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường Hà Nội vừa tạm giữ 420 sản phẩm là máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm.
Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ, xử lý 41.725 vụ vi phạm. Trong đó, các vi phạm về thương mại điện tử gia tăng.
Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Lực lượng Quản lý thị trường Tuyên Quang phát hiện và tạm giữ gần 20 sản phẩm giầy thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường vừa phát hiện một cơ sở tại Hà Nội có dấu hiệu sản xuất thực phẩm làm giả nhãn hiệu của một số doanh nghiệp có uy tín.
Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Ngày 13/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An thông tin về việc phối hợp ngăn chặn 16,2 kg pháo vận chuyển trái phép do nước ngoài sản xuất trên địa bàn.
Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu đã triển khai 288 cuộc kiểm tra định kỳ, hoàn thành kế hoạch năm 2024.
Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Thông tin từ Cục QLTT Tuyên Quang cho biết, đơn vị đã hoàn thành nội dung kế hoạch với 200/200 vụ việc kiểm tra định kỳ năm 2024.
Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Ngày 12/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng thông tin về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thực hiện ký cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa phát hiện gần 3.000 sản phẩm là quần áo, giày dép, mỹ phẩm… có dấu hiệu hàng hóa nhập lậu với tổng giá trị gần 400 triệu.
Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành 98 cuộc kiểm tra định kỳ, qua đó phát hiện 22 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 21 vụ.
Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hộ kinh doanh do bà Mạc Thị Yến làm chủ (huyện Nam Sách) vừa bị quản lý thị trường tỉnh Hải Dương xử phạt và buộc tiêu hủy 97 đôi giày thể thao giả nhãn hiệu.
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử phạt hành chính các tổ chức, cá nhân vi phạm với tổng số tiền 57,5 triệu đồng.
Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Trong 10 tháng năm 2024, lực lượng QLTT Thanh Hóa đã 'ghi điểm' với nhiều kết quả nổi bật, kiểm tra 1.267 vụ, xử lý 1.015 vụ, thu số tiền 7.639,904 triệu đồng.
Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thuộc Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội phát hiện và thu giữ 10.000 đôi bít tất có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike...
Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024.
Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trong 10 tháng đầu năm 2024 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Ninh Bình vừa triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động