Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã luôn chú trọng đến công tác chỉ đạo quản lý, vận hành các nhà máy thuỷ điện, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Theo các chuyên gia, thuỷ điện là nguồn năng lượng sạch có vai trò rất quan trọng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các hồ thuỷ điện đã góp phần cắt giảm, làm chậm lũ cho hạ du, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra; cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất... cho khu vực hạ du, giúp bảo đảm an ninh lương thực, trật tự, an toàn xã hội.... Hiện, tổng công suất lắp đặt của các nhà máy trong hệ thống điện quốc gia 20.568 MW, chiếm tỷ trọng khoảng 36,3% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia. Hàng năm, các nhà máy thuỷ điện đang vận hành đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng chục nghìn tỷ đồng thông qua thuế VAT, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng... Các nhà máy TĐ tại các tỉnh cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề, các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, cùng nhiều nhân tố khác như đô thị hoá nhanh, rừng tự nhiên tiếp tục bị khai thác trái phép; hành lang thoát lũ bị lấn chiếm; một số văn bản quy định còn chồng chéo giữa các bộ ngành… đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân một số địa phương khi có mưa lớn, bão, lũ.

Từ 2015 trở về trước, khi mùa mưa bão đến, nhiều chủ hồ thuỷ điện nhỏ, nhất là khu vực miền Trung – Tây Nguyên vì lợi ích cá nhân, chưa tuân thủ các quy định của nhà nước nên thường xả lũ không đúng quy trình đã gây thiệt hại cho vùng hạ du; bên cạnh đó, trong công tác quản lý vận hành điều tiết hồ chứa vẫn còn chưa phân định rạch ròi giữa chính quyền trung ương và địa phương. Điều này đã hình thành suy nghĩ trong cộng đồng là thuỷ điện thường gây thiệt hại cho người dân khi có mưa lũ, bão.

Trên thực tế, mưa bão lũ là hình thái tự nhiên, không ai mong muốn xảy ra nhưng cũng giống như nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta không thể tránh được. Thông thường mưa, bão ở hạ du có lượng nước lớn, nước biển dâng lên nên khi có mưa lũ về từ thượng nguồn, các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi phải thực hiện các quy trình điều tiết xả lũ một cách hợp lý, vừa đảm bảo an toàn công trình, vừa giảm thiệt hại cho hạ du.

Nhằm hạn chế những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý, đặc biệt là giảm tối đa thiệt hại cho người dân, trong những năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quy định quản lý, khai thác, vận hành an toàn hồ đập thuỷ điện hiệu quả. Trong đó có việc phân cấp cho các địa phương thực hiện quy định vận hành liên hồ phù hợp với tình hình thực tế. Cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương như Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên Môi trường ..hoàn thiện khung khổ pháp lý; thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát; hướng dẫn triển khai; thông tin tuyên truyền…. Và các biện pháp này đã mang lại hiệu quả nhất định.

Trước mỗi mùa mưa bão, công tác phòng chống lụt bão, trong đó có việc quản lý vận hành, đảm bảo an toàn hồ đập luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương quan tâm và chỉ đạo. Năm 2020, Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai ban hành Chỉ thị số 36/CT-TWPCTT ngày 16/4/2020 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 01/9/2020, về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó với thiên tai.

Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão
Ảnh minh hoạ

Với vai trò quản lý Nhà nước về thuỷ điện, năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành và liên tục chỉ đạo các đơn vị triển khai nhiều biện pháp và giải pháp cấp bách để chủ động ứng phó với thiên tai, đặc biệt là vận hành các Nhà máy thủy điện.

Cụ thể đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-BCT về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó với thiên tai; Từ tháng 7 đến tháng 10, Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công Thương đã ban hành nhiều Công điện về việc chủ động ứng phó mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất khu vực từ miền Bắc và miền Trung.

Đối với công tác vận hành các nhà máy thuỷ điện (NMTĐ), đầu tháng 8/2020, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 5765/BCT-ĐTĐL yêu cầu các Tập đoàn năng lượng Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, rà soát kế hoạch sản xuất, chuẩn bị đầy đủ các phương án phòng chống lụt bão để đảm bảo vận hành an toàn nhà máy điện và hệ thống điện; Tăng cường bố trí cán bộ trực ban sản xuất kết hợp với phòng chống lụt bão theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng; Thường xuyên cập nhật, theo dõi chặt chẽ tình hình thủy văn, diễn biến mưa lũ và Chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương ở vùng hạ du hồ chứa để cung cấp thông tin kịp thời, thực hiện tốt phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập.

Bên cạnh các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, trước mùa mưa bão, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tổ chức nhiều đoàn kiểm tra về công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai tại các địa bàn, tỉnh xung yếu. Qua công tác kiểm tra đã đề nghị và yêu cầu các địa phương chỉ đạo, kiểm tra đảm bảo an toàn cho các hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong mùa mưa, lũ và thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa, bảo đảm an toàn hạ du;

Ngoài ra, định kỳ hàng tháng, Bộ Công Thương (Cục ĐTĐL) đều tổ chức họp rà soát, cập nhật kế hoạch vận hành hệ thống điện các tháng còn lại trong năm, nếu có bất kỳ tình huống/trường hợp nào ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện hoặc an toàn vận hành của các Nhà máy thủy điện, Bộ Công Thương sẽ có các chỉ đạo kịp thời để xử lý và có biện pháp khắc phục.

Qua kiểm tra của Bộ Công Thương, đến nay đã có 100% các chủ hồ đập thuỷ điện đăng ký an toàn đập; 100% chủ hồ báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện đúng quy định và xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, được cơ quan có thẩm quyền hoặc tự phê duyệt theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong các Quy trình vận hành và thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện như: Công tác tổ chức tập huấn và tuyên truyền cho nhân dân ở những khu vực bị ảnh hưởng phía hạ lưu về những quy định xả lũ để hiểu và chủ động phòng tránh thiệt hại chưa được chú trọng đúng mức ở nhiều công trình thủy điện. Một số nhà máy còn có thời điểm chưa tuân thủ đúng các quy định vận hành (xả lưu lượng tối thiểu cho hạ du; thực hiện việc thông tin, thông báo; lắp đặt hệ thống thông báo, cảnh báo xả lũ, xả nước phát điện, lắp đặt hệ thống quan trắc mưa, lưu lượng...), nhất là một số thuỷ điện vừa và nhỏ ở khu vực miền Trung. Trước thực trạng này, Bộ Công Thương đã phối hợp với địa phương chỉ đạo các nhà máy thực hiện nghiêm túc, kịp thời theo đúng quy định.

Để công tác quản lý an toàn hồ đập thuỷ điện hiệu quả, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành liên quan, rà soát bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến vùng hạ du, bản đồ ngập lụt…để làm cơ sở triển khai trong thực tế. Đồng thời tăng cường chỉ đạo chủ đập thủy điện thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành liên hồ chứa và Quy trình vận hành đơn hồ chứa thủy điện đã được các cấp phê duyệt; tiếp tục kiểm tra xử lý các vi phạm; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền cho người dân nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủy điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

Ứng dụng igusGO của igus® dựa trên AI chỉ cần thao tác trong vài giây giúp hỗ trợ các công ty chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 và sản xuất trung hòa CO2.
Đồng Nai: Khu công nghiệp Long Thành được Hisense “chọn mặt gửi vàng”

Đồng Nai: Khu công nghiệp Long Thành được Hisense “chọn mặt gửi vàng”

Công ty Hisense Visual Technology đề xuất với UBND tỉnh Đồng Nai đầu tư nhà máy sản xuất tivi tại khu công nghiệp Long Thành.
Khánh Hoà sắp có khu công nghiệp hơn 1.800 tỷ đồng

Khánh Hoà sắp có khu công nghiệp hơn 1.800 tỷ đồng

Dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (Khánh Hòa) do Viglacera Yên Mỹ là nhà đầu tư vừa được chấp thuận với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, quy mô 288 ha.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi nhưng cũng phải tuân thủ những trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Theo Nghị định mới được ban hành, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Đến nay, Hà Nội đã có 229 sản phẩm đạt danh hiệu công nghiệp chủ lực. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm có thế mạnh.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về cụm công nghiệp, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.
Thái Nguyên: Thêm 6 dự án mới được đầu tư vào các khu công nghiệp

Thái Nguyên: Thêm 6 dự án mới được đầu tư vào các khu công nghiệp

Trong hơn 2 tháng đầu năm 2024, đã có 6 dự án được cấp phép đầu tư mới vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, các DN trong nước rất cần đến sự hỗ trợ của những DN đầu tàu.
Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Tiếp tục củng cố về ‘chất’ sẽ là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp sớm hội nhập vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ ASEAN và toàn cầu.
Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Quy định mới về điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp

Quy định mới về điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 quy định rõ điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Ngày 15/3, Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng đã được làm lễ khởi công.
Quảng Nam cho phép nghiên cứu, đề xuất 2 dự án khu công nghiệp lớn

Quảng Nam cho phép nghiên cứu, đề xuất 2 dự án khu công nghiệp lớn

UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất cho phép nghiên cứu, đề xuất 2 dự án khu công nghiệp với tổng diện tích 725ha trên địa bàn tỉnh.
Bài 2: Nỗ lực, đổi mới đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường lớn

Bài 2: Nỗ lực, đổi mới đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường lớn

Để phát triển bền vững các làng nghề truyền thống, nhiều năm qua tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chính sách hỗ trợ về vốn, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa.
Doanh nghiệp ngành Công Thương mong gỡ khó về nguồn vốn để ổn định sản xuất

Doanh nghiệp ngành Công Thương mong gỡ khó về nguồn vốn để ổn định sản xuất

Các doanh nghiệp ngành Công Thương mong các ngân hàng có những chính sách mới, có những gói tín dụng mới, gỡ khó nhằm phục hồi sản xuất, xuất khẩu.
Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ… tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI lớn.
Lào Cai: Giá trị sản xuất trong các khu công nghiệp ước đạt 3.258 tỷ đồng

Lào Cai: Giá trị sản xuất trong các khu công nghiệp ước đạt 3.258 tỷ đồng

Theo Ban quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai, 2 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất trong các khu công nghiệp của địa phương ước đạt 3.258 tỷ đồng.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến quả mắc ca” được khuyến công Điện Biên triển khai giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm này.
Bài 1: Phát triển thiếu đồng bộ, chưa xứng với tiềm năng

Bài 1: Phát triển thiếu đồng bộ, chưa xứng với tiềm năng

Một số làng nghề ở Thanh Hóa đang có nguy cơ thất truyền, số còn lại phát triển chưa xứng tầm, thiếu đồng bộ…, quy mô manh mún, mang tính tự phát.
Doanh nghiệp Việt “bắt tay” đối tác ngoại thu gom bã cà phê làm sợi vải

Doanh nghiệp Việt “bắt tay” đối tác ngoại thu gom bã cà phê làm sợi vải

Theo xu hướng xanh của thế giới, doanh nghiệp thời trang Việt Nam đã bắt tay đối tác ngoại để biến vỏ cà phê thành sợi vải thân thiện môi trường.
Hướng dẫn chế độ báo cáo, công bố thông tin đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng

Hướng dẫn chế độ báo cáo, công bố thông tin đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng

Bộ Quốc phòng ban hành thông tư hướng dẫn chế độ báo cáo, công bố thông tin đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng.
Quảng Ngãi: Đến năm 2030 tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt trên 45%

Quảng Ngãi: Đến năm 2030 tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt trên 45%

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch số 222/KH- UBND về tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 với tỷ trọng công nghiệp trong GRDP trên 45%.
Hơn 1.443 tỷ đồng mở rộng khu công nghiệp Thịnh Phát

Hơn 1.443 tỷ đồng mở rộng khu công nghiệp Thịnh Phát

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Thịnh Phát mở rộng đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động