Chủ nhật 11/05/2025 07:57
Ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH

Thích ứng để hưởng lợi

Hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng là hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu đã được dự báo từ trước. Chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng nhằm tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều địa phương đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa mang lại hiệu quả cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng El-Nino, mùa khô sẽ kéo dài đến hết tháng 8/2016, tình trạng hạn hán, thiếu nước khả năng kéo dài đến hết vụ hè - thu năm 2016 ở một số địa phương khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để chuẩn bị cho vụ hè - thu 2016, các địa phương cần chú ý các giải pháp trước mắt như: Các vùng không đủ lượng nước cho sản xuất cần có phương án chuyển từ cơ cấu sản xuất 3 vụ sang 2 vụ, hoặc bố trí dịch chuyển khung thời vụ sản xuất cho phù hợp để tránh hạn; đẩy mạnh chuyển đổi những vùng thiếu nước sang cây trồng cạn ngắn ngày để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước tưới. Đặc biệt, vùng không có khả năng tưới tiêu thì chuyển đổi mùa vụ hoặc dừng sản xuất để tránh thiệt hại do hạn hán gây ra.

Về lâu dài, các địa phương đang sản xuất 3 vụ/năm như Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa cần tính toán hiệu quả sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh chuyển đổi sang 2 lúa (vụ đông - xuân và hè - thu) an toàn hơn, hiệu quả hơn hoặc chuyển sang 1 hoặc 2 vụ rau, màu… có hiệu quả cao.

Đối với các tỉnh sản xuất 2 vụ lúa/năm như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên tiếp tục rà soát nguồn nước, kênh tưới để điều chỉnh lịch xuống giống phù hợp với lịch tưới.

Đáng chú ý, các xã, huyện trung du, miền núi sử dụng nguồn nước các hồ đập chứa có dung tích vừa và nhỏ, khả năng sinh thủy đầu nguồn hạn chế thường đủ nước tưới trong vụ đông - xuân và nước tưới vụ hè - thu bấp bênh cần nghiên cứu chuyển dịch thời vụ xuống giống muộn hơn và sử dụng giống ngắn ngày để né tránh mưa cuối vụ hoặc chuyển đổi sang cây trồng cạn ngắn ngày có nhu cầu nước ít hơn.

Tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Việc nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Bởi việc chuyển đổi luân canh cây trồng sẽ cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh, tăng dinh dưỡng cho đất, góp phần gia tăng năng suất cho lúa ở những vụ sau. Đồng thời, luân canh màu trên nền đất lúa còn rút ngắn thời gian gieo trồng, đảm bảo cơ cấu và lịch thời vụ, giúp nông dân ứng phó với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, nhiều bà con đã chọn cây trồng, vật nuôi chuyển đổi phù hợp, có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chuyển đổi vẫn còn một số khó khăn tồn tại. Đó là thị trường đầu ra nông sản không ổn định, quy mô sản xuất của nông dân nhỏ lẻ nên doanh nghiệp khó thu mua được sản phẩm chất lượng tốt với khối lượng lớn cùng một thời điểm… Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, cho biết: Hiện tại, nông dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã triển khai mô hình trồng mè trong vụ hè - thu 2016. Trồng mè cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần so với trồng lúa, nhưng điều quan trọng khi nhân rộng mô hình này cần có những định hướng đầu ra cho nông dân, thực hiện cơ giới hóa trong thu hoạch để tránh phụ thuộc lao động thủ công khi vào vụ chính...

Để việc chuyển đổi cây trồng được ổn định, bền vững ngoài việc quan tâm đẩy mạnh khuyến cáo nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu, cải tạo hệ thống thủy lợi cho phù hợp với mô hình chuyển đổi. Song song đó, xây dựng mối liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhất là công tác liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp, tìm đầu ra ổn định... để nông dân yên tâm sản xuất, gia tăng năng suất và lợi nhuận.

Linh Anh

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê