Thứ ba 13/05/2025 11:02
Tín dụng người nghèo

Thêm năng lượng cho công tác giảm nghèo

Với nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư đến 100% xã phường, thị trấn trên cả nước… diện mạo nhiều vùng miền của nước ta đã có thay đổi tích cực. Đặc biệt, với đồng bào DTTS, đồng vốn tín dụng chính là nguồn năng lượng tích cực, giúp thắp sáng ước mơ, hỗ trợ để đồng bào quyết tâm thoát nghèo, từng bước thu hẹp dần chênh lệch thu nhập giữa các vùng, miền.

Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, sau hơn 30 năm đổi mới, tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho người nghèo tại Việt Nam luôn được Đảng, Chính phủ và ngành ngân hàng quan tâm. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, các chương trình tín dụng của ngành ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cho người nghèo chính là một trong những trụ cột của hệ thống chính sách giảm nghèo ở Việt Nam.

Với nguồn vốn vay của tín dụng chính sách, anh Lý Văn Tân (huyện Đà Bắc, Hòa Bình) đã đầu tư vào việc nuôi cá bớp cho hiệu quả kinh tế cao

Đến nay, mạng lưới các tổ chức tín dụng tham gia cung ứng các dịch vụ cho lĩnh vực “tam nông” không ngừng được mở rộng về quy mô, hệ thống mạng lưới, đa dạng về loại hình hoạt động. Bao gồm 47 ngân hàng, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, 27 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 4 tổ chức tài chính vi mô. Đây thực sự là những kênh truyền dẫn vốn hiệu quả đến tận thôn bản, làng xã trên khắp mọi miền đất nước.

Đặc biệt, trong 15 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội không ngừng đổi mới, hoàn thiện mạnh mẽ theo hướng mở rộng cả về đối tượng, hạn mức và thủ tục vay vốn. Nhờ đó, đồng bào ở tận vùng sâu, vùng xa nhất… thậm chí cả những người không biết chữ, cả đời chưa bước chân ra khỏi bản làng cũng đã được hỗ trợ vay vốn tận nơi.

Hơn thế, với hình thức cho vay sáng tạo, bài bản thông qua các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…); hình thành tổ vay vốn và tiết kiệm… hoạt động cho vay vốn không chỉ giúp đồng bào có vốn, mà còn biết cách sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả, từng bước tạo sự tương trợ, giúp đỡ gắn kết trong cộng đồng. Đáng ghi nhận là một số địa phương, các tổ vay vốn còn trực tiếp tổ chức cửa hàng tiêu thụ nông sản sạch của chị em nghèo, với phương châm “người nghèo vừa được trao phương tiện vừa được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm”.

Thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho thấy, hơn 15 năm qua, nguồn vốn tín dụng của đơn vị này đã góp phần giúp trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút và tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động; hơn 3,5 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 9,7 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn bà con làm thủ tục vay vốn

Trong đó, vốn đầu tư vào vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh đồng nghĩa với việc hình thành các vùng nông sản tập trung, các hình thức sản xuất tiên tiến, nhờ đó bà con có thêm nhiều việc làm, từng bước nâng cao điều kiện sống. Đây cũng chính là yếu tố tích cực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy: Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng bình quân gần 20%/năm, tín dụng chính sách tăng bình quân trên 13%/năm. Kết quả này cho thấy, nhờ các cơ chế chính sách, cùng sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ… tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và người nghèo đang có mức tăng vượt bậc. Đây chính là điều kiện quan trọng và ý nghĩa để tạo chuyển biến mạnh mẽ cho công tác xóa đói, giảm nghèo, đáp ứng có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa