Thứ sáu 08/11/2024 09:51

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào

Ủy ban Dân tộc đã ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBDT nhằm phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp năm 2020.

Mục đích nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc. Sự phối hợp được thể hiện đồng bộ ở các mặt: Xây dựng pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, tuyên truyền…

Công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc

Tiếp tục phối hợp thực hiện các nội dung của Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017- 2021” tập trung vào các hoạt động sau đây: Hội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc cấp khu vực, hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình điểm và kiểm tra việc thực hiện đề án.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật cho đồng bào dân tộc

Thực hiện và phối hợp triển khai các đề án: “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”, “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số”, “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025”…

Phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về thực tiễn công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Biên soạn các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật một số tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác hòa giải ở cơ sở

Phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”. Trong đó, chú trọng phát triển đội ngũ hòa giải viên cơ sở là người dân tộc thiểu số, biết tiếng dân tộc thiểu số tại các địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số; kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cơ sở cho đồng bào dân tộc thiểu số và cung cấp tài liệu cho đội ngũ hòa giải viên là người dân tộc thiểu số. Tổ chức vận động, hướng dẫn việc huy động người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia làm hòa giải viên hoặc tham gia thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Chỉ đạo, hướng dẫn phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số thông qua thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Công tác trợ giúp pháp lý

Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong đó có việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tập trung thực hiện vụ việc cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, chú trọng vụ việc tham gia tố tụng. Thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và hỗ trợ cho trợ giúp viên pháp lý là người dân tộc thiểu số, người biết tiếng dân tộc thiểu số.

Xuân Trường

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng