Thứ năm 15/05/2025 20:18

Tăng cường kiểm tra các mặt hàng phân bón

Tại một số địa bàn các huyện miền núi, thời gian qua đã xuất hiện phân bón giả, phân bón nhái, phân bón kém chất lượng. Tình trạng này khiến các cơ sở sản xuất chân chính bị ảnh hưởng, bà con nông dân thiệt hại về vật chất.

Công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao – doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của ngành công thương cho biết, thời gian qua, công ty phát hiện một số cửa hàng kinh doanh phân bón nhỏ lẻ lấy vỏ bao bì phân bón Lâm Thao để cho phân bón của các công ty không có thương hiệu, bán với giá thấp. Ví dụ tại tỉnh Hòa Bình, sản phẩm NPK-S 5.10.3-8 từng bị làm giả từ đất sét và bột đá. Người dân mua về bón cho ngô thì cây bị lá vàng, không cho năng suất hoặc chết. Tại Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng làm phân bón giả đã sử dụng bột đá màu xám làm nhái Supe lân Lâm Thao, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người trồng cà phê. Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất phân bón làm mẫu mã bao bì với kiểu dáng giống hệt bao bì của phân bón Lâm Thao chỉ khác vài chi tiết nhỏ (logo và tên cơ sở sản xuất), đặt in giả bao bì phân bón Lâm Thao. Điều này dễ gây nhầm lẫn cho bà con nông dân khi chọn sản phẩm phân bón Lâm Thao, đặc biệt là bà con vùng sâu, vùng xa. Các cơ sở này thường chiết khấu rất cao cho các đại lý bán hàng nên các đại lý vì lợi nhuận đã tiếp tay, hướng bà con nông dân mua các sản phẩm phân bón giả. Mặt khác, do nhận thức của người dân nhiều nơi đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, không phân biệt được phân bón thật, phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Thêm vào đó là tâm lý ham rẻ nên dễ mua phải phân bón giả, phân bón nhái, phân bón kém chất lượng.

Tăng cường kiểm tra mặt hàng phân bón khu vực nông thôn, miền núi

Nhằm khắc phục tình trạng này, thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường cả nước sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm. Đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, các đơn vị liên quan kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, gia công phân bón và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón cần đầu tư dây chuyền sản xuất các loại phân bón có chất lượng, giá bán hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà sản xuất, hệ thống phân phối và người nông dân. Cần xây dựng hệ thống phân phối bán hàng khép kín, có chính sách hậu bán hàng tốt, trang bị kiến thức cho bà con nông dân về nhận diện thương hiệu, sản phẩm và hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật.

Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi