Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn Công tác thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer.
Độc đáo các chùa của đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng Sóc Trăng: Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Lễ Sene Dolta (Lễ cúng ông, bà) - lễ hội truyền thống lớn nhất của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, được lưu giữ qua nhiều thế hệ; là dịp giúp cho các thân tộc, gia đình sum họp, thắt chặt tình đoàn kết thương yêu, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc ta.

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với chư tăng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng. Ảnh TTXVN

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng về những kết quả phát triển kinh tế, xã hội của Sóc Trăng đạt được, nhất là sự phát triển vượt bậc, khá toàn diện so với thời điểm tái lập tỉnh cách đây 31 năm. Sóc Trăng đã lên nhóm trung bình khá trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu tập trung ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa và là tỉnh có số lượng đồng bào Khmer nhiều nhất cả nước (chiếm hơn 30% dân số tỉnh).

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh Sóc Trăng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và đề ra nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII vừa tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thống nhất rất cao về việc ban hành Nghị quyết mới trên tinh thần khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có tính chất chiến lược của Đảng, Nhà nước ta; đồng bào các dân tộc, tôn giáo là bộ phận không tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, kể cả ở trong nước cũng như ở nước ngoài; chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong việc chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc nói chung.

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng các chư tăng, phật tử và đồng bào Khmer nhân dịp Lễ Sene Dolta năm 2023. Ảnh: TTXVN

Trong Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội sắp tới, Chủ tịch Quốc hội cho biết, sẽ có chương trình giám sát tối cao việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; dự kiến sẽ ban hành một nghị quyết mới, có nội dung thí điểm việc khoán lồng ghép 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp huyện và giao cho tỉnh điều phối để tăng tính tự chủ của địa phương...

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, các vị chức sắc, tôn giáo... tiếp tục đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền các cấp phát huy tính gương mẫu, trách nhiệm, tích cực hướng dẫn, động viên đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động đồng bào, sư sãi Khmer tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, chung sức, chung lòng cùng với địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; có ý thức giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; vận động các Phật tử giữ gìn và phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer.

Cùng chung tay xây mái ấm mới cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đề án hỗ trợ xây dựng 1.200 căn nhà ở cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được triển khai từ tháng 6/2023. Đây là mô hình đầu tiên được Bộ Công an triển khai tại Sóc Trăng, với tổng kinh phí thực hiện là hơn 60 tỷ đồng từ nguồn vận động doanh nghiệp, mạnh thường quân.

Trong công tác an sinh xã hội, tỉnh Sóc Trăng tích cực huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo khó khăn (từ năm 2021 đến nay đã hỗ trợ xây dựng khoảng 5.000 căn nhà Đại đoàn kết). Tỉnh hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, bảo đảm 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế; tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc, tôn giáo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp; tổ chức các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng theo phong tục, tập quán, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đặc biệt, thực hiện Đề án hỗ trợ xây dựng 1.200 căn nhà cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, 3 tháng qua, hệ thống chính trị ở tỉnh Sóc Trăng đã triển khai quyết liệt các phần việc: vận động kinh phí, chung tay góp ngày công…

Kết quả, đến nay, các cấp chính quyền trong tỉnh đã xây dựng xong và bàn giao hơn 1.080 căn nhà mới, giúp các gia đình khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc Khmer, có chỗ ở ấm áp, ổn định cuộc sống.

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer
Ông Kim Sol cùng gia đình quây quần trong bữa cơm đầu tiên tại căn nhà mới

Quây quần bên mâm cơm cùng gia đình mừng ngày đầu tiên vào ở căn nhà mới, ông Kim Sol (58 tuổi, dân tộc Khmer, ngụ xã Thới An Hội, huyện Kế Sách) không giấu được niềm vui, nói: “Vợ chồng tôi chỉ có 2 công ruộng, sản xuất quanh năm cũng chỉ đủ gạo ăn. Vậy nên mẹ tụi nhỏ phải lên Bình Dương làm thuê, còn tôi phải chạy xe ôm mỗi ngày để có thêm tiền nuôi 2 cháu. Căn nhà cũ kỹ, hư hỏng đã lâu nhưng không có tiền sửa chữa. Nay nhờ được lãnh đạo địa phương quan tâm hỗ trợ xây mới hoàn toàn căn nhà, gia đình tôi mừng lắm. Nhờ vậy mà dịp lễ Sene Dolta năm nay gia đình có được chỗ ăn, chỗ ở sum vầy”.

Cùng chung niềm vui nhận bàn giao căn nhà mới, lại được hỗ trợ thêm công trình nhà vệ sinh kiên cố, sạch đẹp, ông Trần Văn Thắng (63 tuổi, ngụ xã An Mỹ, huyện Mỹ Tú) phấn khởi cho biết: “Tôi ở đơn chiếc một mình trong căn nhà đã xuống cấp, nước ngập sâu mỗi khi triều cường lên. Chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có được căn nhà khang trang như hôm nay, tôi rất cảm ơn sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự nhiệt tình góp công, góp sức, không ngại khó khăn từ các bạn trẻ là chiến sĩ công an, thanh niên, đoàn thể”.

Niềm vui của không chỉ hai gia đình ông Kim Sol, ông Trần Văn Thắng mà của cả ngàn gia đình khác đã được các cấp chính quyền tỉnh Sóc Trăng quan tâm hỗ trợ xây mái ấm trong thời gian qua. Để đảm bảo kế hoạch, tiến độ đề ra, cũng như giúp bà con sớm có nhà mới ổn định cuộc sống, tỉnh Sóc Trăng đã huy động nhiều nguồn lực đóng góp từ cộng đồng, vận động lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, thanh niên xung kích… tình nguyện tham gia thi công, hỗ trợ vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng đến các nơi mà điều kiện đi lại khó khăn.

Chia sẻ về quá trình triển khai Đề án hỗ trợ xây dựng 1.200 căn nhà cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, Đại tá Phạm Quốc Việt, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Việc xây dựng 1.200 căn nhà được triển khai trên tinh thần khẩn trương, quyết liệt, đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng. Tất cả vì mục tiêu xóa nhà tạm bợ cho bà con, góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân đang gặp khó khăn về nhà ở. Quá trình xây dựng còn góp phần thắt chặt, củng cố tình cảm của người chiến sĩ công an đối với nhân dân. Từ đó xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Sóc Trăng, cho biết: Là tỉnh thuần nông, có trên 30% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó còn nhiều hộ gia đình gặp khó khăn về nhà ở. Với tinh thần tương thân tương ái, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh luôn quyết tâm, nỗ lực thực hiện an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn từ trước và sau đại dịch Covid-19, nhưng chỉ trong 3 năm (2021-2023), tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ xây dựng gần 5.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.
Song Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chính sách tôn giáo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động