Thứ năm 21/11/2024 23:17

Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG vùng DTTS khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG vùng dân tộc thiểu số khu vực miền Trung – Tây Nguyên diễn ra với nhiều ý kiến quan trọng.

Sáng 30/6, tại tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN) giai đoạn 2021 - 2023, khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; ông Trần Hòa Nam – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Khu vực miền Trung – Tây Nguyên gồm 17 tỉnh, thành phố bao gồm 445 xã khu vực I, 66 xã khu vực II và 476 xã khu vực III với 3.243 thôn đặc biệt khó khăn (chiếm 24.53% thôn ĐBKK vùng DTTS và MN của cả nước). Dân số của cả khu vực khoảng 21 triệu người, trong đó có 3,6 triệu người thuộc 53 dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 17% dân số DTTS).

Phần lớn khu vực miền núi, điều kiện tự nhiên còn gặp nhiều khó khăn, địa hình phức tạp và bị chia cắt, dân cư sống thưa thớt, không tập trung với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, sinh kế còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp (khoảng 1,1 triệu đồng người/tháng, chưa bằng mức ½ bình quân chung của cả nước); tỷ lệ nghèo trong vùng đồng bào DTTS còn cao; lĩnh vực giáo dục, y tế còn phát triển chậm, cơ sở hạn tầng còn thấp kém; tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ còn thấp (23%)… trong khi đó nhu cầu nguồn lực đầu tư lớn trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế như hiện nay, việc triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu Dự án của Chương trình ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên cũng gặp không ít những thách thức, đặc biệt là khó khăn về cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện đã tác động không nhỏ đến tiến độ thực hiện, giải ngân của Chương trình.

Trước thực trạng đó, Ban Chỉ đạo TƯ quyết định tổ chức các Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình ở 3 khu vực và Hội nghị toàn quốc để kịp thời phối hợp với các địa phương xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc, đồng thời rà soát, đánh giá tổng thể đối với các mục tiêu, chỉ tiêu được giao, làm cơ sở cho việc tham mưu điều chỉnh nội dung, nguồn lực, địa bàn và xác định các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đảm bảo hoàn thành 100% các mục tiêu, chỉ tiêu toàn quốc của chương trình đã được phê duyệt.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Thực tế triển khai thực hiện tại các địa phương trong thời gian vừa qua, các chương trình MTQG nói chung, đặc biệt là Chương trình MTQG mới như Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi đòi hỏi phải xây dựng, ban hành một số lượng rất lớn các văn bản hướng dẫn. Ban Chỉ đạo Trung ương và Uỷ ban Dân tộc, các bộ, cơ quan trung ương đã tập trung cao độ, phối hợp với các địa phương trong công tác rà soát, cùng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và đặc biệt là hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Với sự chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và các bộ, cơ quan trung ương đến nay đã tham mưu ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản hướng dẫn và trả lời các câu hỏi của các địa phương theo đúng chỉ đạo tại Công điện 71 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, để Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình khu vực miền Trung – Tây Nguyên được thành công, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị các đại biểu trực tiếp phát biểu tập trung vào các nội dung trọng tâm gồm: Những khó khăn, vướng mắc lớn, mang tính nền tảng, đặc thù tác động đến tiến độ, hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn I (2021 - 2025) tại các địa phương khu vực miền Trung Tây Nguyên; Những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cụ thể trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2024, 2025 để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cho cả giai đoạn I; Những kiến nghị về cơ chế, chính sách và đặc biệt là những đề nghị điều chỉnh về mục tiêu, chỉ tiêu và cả nội dung của các dự án, tiểu dự án cho giai đoạn 2024 - 2025 của các địa phương.

Hội nghị sẽ diễn ra trong 1 ngày 30/6, sau Hội nghị Sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển Kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023 - 2025 diễn ra vào buổi sáng, các đại biểu sẽ tiếp tục tham dự Hội thảo nhằm trao đổi về những giải pháp trọng tâm của 2 năm còn lại và quan trọng hơn là bước đầu thảo luận về định hướng xây dựng chương trình mới cho giai đoạn tới từ năm 2026 đến năm 2030 vào chiều 30/6.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống