Thứ ba 13/05/2025 22:35

Rủ nhau đi đánh bài chòi

Bài chòi có mặt ở nhiều tỉnh miền Trung trong những ngày tết, mỗi nơi có một lối chơi riêng, mang truyền thống của từng vùng đất. Người ta đến với bài chòi ngày đầu năm để được đắm mình trong không khí rộn ràng từ những điệu hò dí dỏm, những giọng cười sảng khoái, vui tươi…

Nghệ nhân ưu tú Đỗ Hữu Quế - Nguyên Chủ nhiệm CLB Bài chòi Sông Yên huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng cho biết, chơi bài chòi ngày tết có ý nghĩa văn hóa truyền thống đặc biệt, là dịp để mọi người dân chung vui nhằm cầu mong một năm mới gặp may mắn, gặt hái được nhiều thắng lợi. Không chỉ học thuộc bộ bài, nào là những con nhứt trò, thái tử, ông ầm, con xe, nhứt nọc, con đấu, con quăng, lá liễu…, mà khi vào cuộc chơi, “anh hiệu”, “chị hiệu” (người hô thai) phải linh động đưa ca dao, điệu hò, phải có tài ứng khẩu để hội bài trở nên hấp dẫn. Mỗi hội bài thường được chia làm 9 ván, người cầm cờ sẽ đi rải thẻ bài quanh các chòi, sau câu hát của người hô thai, chòi nào trúng thì gõ mõ để “ông hiệu”, “chị hiệu” mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới”, người chơi sẽ được cắm lá cờ đỏ nhỏ vào chòi kèm một phần thưởng nho nhỏ.

CLB Bài chòi Sông Yên không chỉ là điểm sáng, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống mà còn giúp giới trẻ cảm nhận được giá trị đích thực của di sản văn hóa phi vật thể này. Năm 2014, CLB được chọn đại diện Đà Nẵng tham gia Liên hoan diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc tại Lâm Đồng và đoạt Huy chương Vàng. Năm 2016, CLB tham dự Liên hoan đàn hát dân ca toàn quốc tại Kiên Giang và đoạt 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc. Đầu năm 2017, CLB được chọn biểu diễn để Trung tâm Di sản Việt Nam thẩm định, đề nghị UNESCO công nhận các loại hình dân ca bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Năm 2018, CLB được chọn biểu diễn trong buổi lễ đón nhận Bằng công nhận các loại hình dân ca bài chòi của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…

Một số hình ảnh của CLB Bài chòi Sông Yên biểu diễn ở Lễ hội Đình làng Túy Loan (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng)

Tiên Sa

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao