Chủ nhật 22/12/2024 12:35
Phục Hòa (Cao bằng):

Phát triển nông nghiệp hàng hoá

Cùng kinh tế biên mậu với Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng trên địa bàn, huyện Phục Hòa (Cao Bằng) còn có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp với thế mạnh cây mía, cây sắn… Những năm gần đây, Phục Hòa đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Trao đổi với chúng tôi về định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ông Nông Hải Lưu - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phục Hòa cho biết: Thời gian qua, thực hiện Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Phục Hòa đã triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển các cây trồng mũi nhọn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với cơ sở sản xuất và thị trường tiêu thụ; tạo đầu ra ổn định, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống người dân.

Cây mía có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện Phục Hoà

Để thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn kết chặt chẽ giữa người nông dân trực tiếp sản xuất với các cơ sở chế biến nông, lâm sản trên địa bàn, huyện đã tổ chức quán triệt sâu rộng về quan điểm, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đến cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch và từng bước triển khai hình thành các vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm lợi thế ở địa phương, từng bước hình thành mối liên kết giữa sản xuất với các cơ sở chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Như với cây mía – cây thế mạnh, huyện Phục Hòa đã tập trung phát triển diện tích trồng mía nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn, mang lại hiệu quả cao, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Để phát triển cây mía nguyên liệu bền vững, tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương trồng mía nguyên liệu quy hoạch vùng sản xuất, đồng thời mở rộng quy mô và nâng cao năng suất, chất lượng cây mía. Đến huyện Phục Hòa, đâu đâu cũng thấy màu xanh của mía được trồng dọc hai bên đường, khắp các cánh đồng, sườn đồi... Phục Hòa có 9/9 xã, thị trấn trồng mía, tập trung trồng nhiều ở các xã: Đại Sơn, Cách Linh, Mỹ Hưng và 2 thị trấn Tà Lùng, Hòa Thuận. Để tăng năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, huyện đã phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng thực hiện các biện pháp: Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc; cho nông dân vay mía giống, phân bón... Đồng thời, triển khai xây dựng một số mô hình trình diễn trồng, chăm sóc mía theo đúng kỹ thuật tại mỗi xã, thị trấn để nông dân trồng mía đánh giá hiệu quả, học tập và làm theo. Qua đó, diện tích mía nguyên liệu hằng năm đều tăng, năm 2016, diện tích mía nguyên liệu toàn huyện có 1.657 héc-ta, sản lượng 107.079 tấn. Vụ mía năm 2018, diện tích mía toàn huyện 2.316,9 héc-ta, trong đó diện tích trồng mới 1.256,4 héc-ta, mía lưu gốc 1.060,5 héc-ta, tăng 417,2 héc-ta so với năm 2017... Ngoài phát triển vùng nguyên liệu mía, còn tập trung phát triển vùng sắn nguyên liệu với diện tích duy trì ổn định từ 300 - 500 héc-ta, năng suất bình quân đạt trên 20 tấn/héc-ta. Huyện chủ động phối hợp với một số doanh nghiệp tập huấn kỹ thuật trồng sắn cho người dân và bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm nguyên liệu biến tinh bột sắn… Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, thời gian gần đây, Phục Hòa triển khai nhiều mô hình trình diễn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân đưa máy móc vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm giảm sức lao động, chí phí đầu tư ít, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản…

Ngoài phát triển các cây trồng hàng hóa mũi nhọn, theo ông Nông Hải Lưu địa phương đã và sẽ tiếp tục xây dựng, hình thành thêm một số vùng sản xuất dưa hấu, thanh long, chanh leo, rau và các cây trồng vụ đông tại xã Hồng Đại, thị trấn Hòa Thuận, lạc giống tại các xã Tiên Thành, Lương Thiện, Hồng Đại hiện đã đem lại hiệu quả bước đầu. Địa phương đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng/héc-ta. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã từng bước giúp Phục Hòa vươn lên là một huyện khá của tỉnh Cao Bằng, đời sống nhân dân ngày một ổn định, kinh tế ngày một khấm khá…

Quang - Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu