Chủ nhật 11/05/2025 15:09

Phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Lự.

Theo đó, tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lự (dân tộc Lự là một trong các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người). Triển khai hỗ trợ khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lự sinh sống trên địa bàn huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (đây là địa bàn dân tộc Lự sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III, tỉnh Lai Châu).

Phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Lự tỉnh Lai Châu
Thu thập thông tin tư liệu, dữ liệu về các loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc Lự

Cơ quan chức năng sẽ tổ chức khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin tư liệu, dữ liệu tổng thể về các loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Từ đó, các bên liên quan tổ chức hai lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch; khôi phục, bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể của đồng bào. Trong đó, có hai chương trình bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm; hai chương trình bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian, hai chương trình bảo tồn, phát huy tập quán xã hội, một chương trình bảo tồn, phát huy Tết cơm mới và một chương trình bảo tồn, phát huy trò chơi dân gian của dân tộc Lự.

Bảo tồn phát huy nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Lự

Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ tiến hành giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Lự đến du khách trong và ngoài nước; tuyên truyền về mô hình bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch; xuất bản, phát hành ấn phẩm giới thiệu, tuyên truyền về văn hóa truyền thống của dân tộc Lự.

Nghệ thuật trình diễn dân gian được khôi phục và bảo tồn

Việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người là hoạt động thiết thực nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cùng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Chương trình góp phần phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc thiểu số rất ít người; cải thiện mức hưởng thụ văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu, việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Lự tại huyện Tam Đường, và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cần phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục, tập quán cộng đồng dân tộc thiểu số. Đồng thời lựa chọn hỗ trợ bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa tiêu biểu của dân tộc thiểu số rất ít người, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương. Qua đó, động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể văn hóa, khơi dậy lòng tự hào đối với các giá trị văn hóa truyền thống, từng bước nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê