Thứ hai 28/04/2025 14:18

Phát huy bản sắc văn hóa Thái trong thời kỳ hội nhập

Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 18 - 20/10/2019 tại thành phố Điện Biên Phủ với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước”.

Ngày hội có sự tham gia của 5 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa và Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Luông Nậm Thà, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tham gia giao lưu. Đây là sự kiện văn hóa quy mô lớn được tổ chức tại vùng đất trung tâm dân tộc Thái - Điện Biên, thể hiện sự tôn vinh văn hóa một dân tộc giàu truyền thống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Trình diễn dệt thổ cẩm

Đây cũng là dịp để các tỉnh tham gia có điều kiện để học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; đồng thời nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Thêu khăn Piêu

Trong khuôn khổ Ngày hội diễn ra nhiều hoạt động như: Liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc Thái; trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa; trại trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch; trình diễn nghệ thuật xòe Thái; trình diễn dệt Thổ cẩm, thêu khăn Piêu dân tộc Thái; trưng bày, Triển lãm đặc trưng văn hóa dân tộc Thái; hoạt động thể thao dân tộc Thái; tổ chức đoàn Famtrip (các hãng lữ hành trong nước) khảo sát giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch...

Giới thiệu văn hóa ẩm thực

Múa hát mừng ngày hội

Các nội dung hoạt động của Ngày hội do chính các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng, nhạc công... là người dân tộc Thái thực hiện được chọn lọc mang đậm đặc trưng văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái, đề cao vai trò chủ thể văn hóa, giao lưu văn hóa, đảm bảo yếu tố bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố tiến bộ của thời đại; góp phần tạo dựng một sân chơi văn hóa, thể thao và du lịch thật sự bổ ích của cộng đồng dân tộc Thái.

Khánh Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững