Thứ năm 08/05/2025 22:35
Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số

Phần 1: Các chỉ tiêu chủ yếu

Ngày 15/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030.
Cần chú trọng hơn đến phát triển nguồn nhân lực DTTS

Để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các DTTS, nâng cao dân trí, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng DTTS, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

Nâng cao thể lực

Nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý. Trong đó, ưu tiên các DTTS có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia. Xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người DTTS và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào DTTS.

Theo đó, về mặt thể lực cần tăng cường sức khỏe người DTTS: Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi người DTTS đến 2020 xuống 25‰, năm 2030 là 14‰. Trong đó, ở 2 vùng trọng điểm miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người và một số dân tộc: Kháng, Gia Rai, Ba Na, Mông, Thái, Khmer, Raglai, XTiêng, Khơ Mú, Co, Giẻ Triêng (gọi tắt là nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp) tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi năm 2020 tối đa là 26‰ và 2030 là 15‰. Nâng thể trạng, tầm vóc của người DTTS: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi đến năm 2020 còn 29% và 2030 xuống 19%. Trong đó ở nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi năm 2020 tối đa là 30% và năm 2030 còn 20%.

Phát triển trí lực

Đến năm 2020, có ít nhất 25% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 75% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non. Tỷ lệ học sinh người DTTS đi học đúng tuổi bậc tiểu học là 97%, trung học cơ sở 93% và 50% người trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng tuổi gần với mức bình quân của cả nước ở tất cả các cấp học. Phấn đấu đến năm 2020, số sinh viên người DTTS (đại học, cao đẳng) đạt từ 130 - 150 sinh viên/vạn dân, nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực rất thấp đạt tối thiểu 130 sinh viên/vạn dân; năm 2030 đạt từ 200 - 250 sinh viên/vạn dân. Đào tạo sau đại học cho người DTTS, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ khoảng 0,4%, năm 2030 là 0,7% trong tổng số lao động DTTS đã qua đào tạo, ưu tiên các dân tộc chưa có người ở trình độ sau đại học. Tỷ lệ người DTTS trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 đạt trên 30%, nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp đạt tối thiểu 25%; phấn đấu năm 2030 tỷ lệ tương ứng là 50% và trên 45%.

Nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường

Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, có khả năng hội nhập quốc tế cho học sinh người DTTS. Đến năm 2020, phấn đấu có 50%, năm 2030 đạt 70% số lao động người DTTS trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm.

(Mời xem tiếp số sau - Phần 2: Các nhiệm vụ, giải pháp)

Hồng Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới