Người phụ nữ Tày làm kinh tế giỏi

Trong số hơn 30 đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu huyện Lục Yên (Yên Bái) năm 2014, chị Hoàng Thị Giới dân tộc Tày - Chi Hội trưởng Chi hội Phụ nữ Thôn Nà Chùa, xã Mường Lai là điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương nhờ mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trồng trọt, chăn nuôi.
Chị Hoàng Thị Giới là đại biểu DTTS tiêu biểu của huyện Lục Yên

Chị Hoàng Thị Giới là đại biểu DTTS tiêu biểu của huyện Lục Yên

CôngThương - Mạnh dạn áp dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi

Thôn Nà Chùa có 74 hộ và 313 khẩu, trong đó có 116 lao động chính, chủ yếu là dân tộc Tày, nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp với canh tác lúa nước mỗi năm 2 vụ kết hợp chăn nuôi trâu, lợn, gia cầm và thả cá. Diện tích lúa của cả thôn là 14,7 héc-ta có hệ thống kênh mương tưới tiêu thuận lợi. Tuy nhiên, việc thâm canh tăng năng suất và dịch chuyển mùa vụ trước đây do bà con chưa nhận thức được tác dụng của áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất  lúa chưa cao, mới chỉ đạt 49 tạ/héc-ta/vụ, thấp hơn bình quân của toàn huyện.

Được sự vận động của Hội phụ nữ xã, là người đứng đầu Chi hội phụ nữ thôn, chị Hoàng Thị Giới đã tiên phong đưa KHKT vào sản xuất ở gia đình trong chăn nuôi, trồng trọt, nhất là thâm canh tăng năng suất lúa. Chị cho biết, gia đình có 4 khẩu với 2 lao động chính, diện tích lúa nước là 6 sào, hằng năm cấy 2 vụ. Từ năm 2009 gia đình chị gieo cấy chủ yếu là nhị ưu 838 và khang dân 18, đây là 2 loại lúa giống phù hợp được chú ý chăm bón và phòng trừ sâu bệnh nên năng suất đạt khá, từ 170 - 201 kg/sào. Nhưng do giống sử dụng nhiều vụ nên đã bị thoái hóa dẫn đến ngày càng bị sâu bệnh hại nhiều nhất là bệnh bạc lá, không phòng trừ được như giống nhị ưu 838, còn giống khang dân thì chất lượng gạo không ngon, bán không được giá.

Trước tình trạng này, khi huyện và xã có chủ trương vận động nhân dân chuyển đổi giống mới thì gia đình chị Giới đã hưởng ứng và thực hiện theo. Từ năm 2010, chị đưa giống lúa thục hưng và hương thơm 1 thay thế cho giống khang dân và nhị ưu 838. Sau khi thấy 2 giống lúa này phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe và chống chịu sâu bệnh tốt hơn giống nhị ưu 838, cả mùa vụ không phải phun thuốc trừ sâu. Trước đây bà con trong thôn có tập quán là làm mạ dược, vụ đông xuân không che nilon nên phải gieo sớm hơn lịch thời vụ. Vì thế, năng suất rất bấp bênh, mạ hay bị chết rét, phải gieo đi gieo lại rất tốn giống.

Qua việc tham gia nhiều lớp tập huấn chuyển giao KHKT được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, gia đình chị cùng với nhiều hộ trong thôn đã áp dụng che nilon cho mạ xuân. Kết quả là mạ không chết, cây mạ xanh tốt, không phải gieo sớm hơn lịch, không phải mua thêm giống dự phòng.

Không dừng lại ở đó, từ năm 2009 đến nay gia đình chị còn áp dụng phân viên dúi sâu cho lúa. Ban đầu như chị nói là gặp nhiều khó khăn do chưa quen, nhưng chỉ cần qua một vụ là thực hiện thành thạo, tiết kiệm được giống, mỗi sào lúa lai chỉ cần 0,8kg (nếu cấy bình thường từ 1 - 1,2kg), lúa thuần 1,5kg (nếu cấy bình thường là 2,5 kg) tiết kiệm được công cấy, phân bón, chăm sóc, mỗi sào giảm được 2 công, mức đầu tư phân bón không có hơn bón vãi mà lúa sinh trưởng phát triển tốt hơn, khỏe hơn và năng suất cao.

Chủ động chia sẻ kinh nghiệm với bà con

Ngoài việc áp dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, chị Giới còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình tới từng hộ gia đình. Chị Giới cho biết, muốn thâm canh lúa đạt năng suất cao, ít sâu bệnh cần phải bón đầy đủ phân hữu cơ, như phân chuồng, phân xanh kết hợp bón vôi khử chua cho đất. Do gia súc ít, chị Giới mới chỉ bón được 150 – 200kg phân chuồng khi bón lót, còn lại bón vào thời kỳ chăm sóc cho đủ 200 - 250kg/sào, kết hợp bón 20kg vôi cho lúa tốt, đẻ nhánh khỏe, bông to, ít lép. Năm 2013 gia đình chị đạt 140 - 260kg/sào, cả thôn cũng đạt 230kg/sào.

Do hiệu quả kinh tế vượt trội khi trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chị Giới đã liên tục đầu tư để mở rộng sản xuất. Từ hơn một mẫu ruộng nước ban đầu, nay chị chỉ tập trung thâm canh 6 sào theo hướng sản xuất lúa hàng hóa. Và gia đình chị còn xây chuồng trại, mua máy say xát để tự chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Đầu năm 2014, cùng với 13 hộ khác trong thôn Nà Chùa tham gia tiểu dự án chăn nuôi, chị đã nuôi thêm 50 con ngan, nâng tổng số đàn gia cầm của gia đình lên hàng trăm con mỗi lứa. Bên cạnh đó, gia đình chị cũng mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng. Trung bình mỗi năm, trừ mọi chi phí đầu tư, gia đình chị thu về trên dưới 70 triệu đồng tiền lãi.

Từ kinh nghiệm sản xuất thành công của gia đình, chị Giới cho rằng có được kết quả này là do gia đình chị mạnh dạn và biết được cách áp dụng KHKT vào sản xuất. Qua đây, chị cũng mong muốn Nhà nước, chính quyền địa phương tăng cường công tác chuyển giao KHKT và công nghệ để bà con áp dụng tốt hơn vào trồng trọt, chăn nuôi đưa các sản phẩm trở thành hàng hóa có chỗ đứng trên thị trường. Và có  như vậy, mới giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Hoa Quỳnh

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Xem thêm