Thứ tư 06/11/2024 04:43

Nghiên cứu chính sách dân tộc: Tiếp cận vấn đề mới với tư duy mới

Mới đây, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UB DT) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ cấp Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020: “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030” (Chương trình CTDT/16-20).

51 đề tài với tổng kinh phí gần 160 tỷ đồng

Trong 3 năm triển khai thực hiện Chương trình CTDT/16- 20, UBDT đã nhận được tổng số 156 đề xuất đặt hàng từ các bộ, ngành, địa phương và các vụ, đơn vị của UBDT. Đến nay, UBDT đã hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt thuyết minh, ký hợp đồng thực hiện 51 đề tài với tổng kinh phí gần 160 tỷ đồng (đến ngày 30/11/2018, đã chuyển cho các đề tài hơn 82 tỷ đồng). Đây là lần đầu tiên, UBDT có 1 chương trình lớn nghiên cứu về vấn đề DTTS nên đã thu hút được sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều đơn vị nghiên cứu uy tín.

Nhiều chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng sống cho đồng bào dân tộc

Đánh giá về các đề tài đang triển khai thực hiện, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến cho rằng, Chương trình CTDT/16-20 đang góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách liên quan đến DTTS. Trong đó, có các nhóm nội dung lớn, như: Nhận diện các vấn đềcơ bản mang tính chiến lược vàthực tiễn cấp bách liên quan đến DTTS và chính sách dân tộc, đảm bảo an ninh quốc gia và phát triển bền vững; Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc từ Đổi mới (1986) đến nay; Xây dựng các khung chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng DTTS đến năm 2030; Quan điểm, giải pháp phát triển bền vững vùng DTTS; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về các DTTS và chính sách dân tộc phục vụ công tác hoạch định và thực hiện hiệu quả, lâu dài chính sách dân tộc…

Bên cạnh những kết quả có được, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của chương trình như: mặc dù chương trình có tới 51 đề tài, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề thiết thực, cấp bách chưa được nghiên cứu; thời gian hoàn thành mỗi đề tài lại tương đối dài. Nhiều đề tài vẫn đang nghiên cứu “những cái chúng ta có vốn” chứ chưa phải là những vấn đề cấp bách thực tế đặt ra. “Cả 51 đề tài đều kéo dài từ 30 - 36 tháng – đồng nghĩa với việc sẽ kết thúc vào cuối năm 2020, đầu năm 2021. Trong khi sang năm 2019, Chính phủ, Quốc hội sẽ quyết định những vấn đề quan trọng, căn bản cho giai đoạn 2021 - 2030. Như vậy, với tiến độ này, chương trình liệu có đóng góp được gì vào văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 13?” – Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến nêu vấn đề.

3 nhiệm vụ quan trọng cần hướng tới

Từ trăn trở trên, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: Nếu không mạnh dạn nghiên cứu những vấn đề mới, tư duy mới thì mục tiêu “60% kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn” là khó thực hiện. Theo đó, để thực hiện được những nhiệm vụ đặt ra cho công tác dân tộc trong thời gian tới, chương trình sẽ phải rà soát để sàng lọc những nội dung cần thiết, tránh chồng chéo. Cụ thể, sẽ điều chỉnh để các đề tài tập trung vào 3 nhiệm vụ quan trọng phục vụ: Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; xác định tiêu chí và phân định vùng DTTS; nghiên cứu tổ chức bộ máy tham mưu công tác dân tộc ở Trung ương. Những đề tài đã nghiên cứu, có số liệu, kết quả bước đầu… cần khẩn trương gia cố thêm, hoàn chỉnh để chuyển UBDT. Để đảm bảo tính hiệu quả của đề tài, quá trình nghiệm thu phải sử dụng 50% chuyên gia độc lập…

“Với 5 đề tài chậm tiến độ, hoặc những đề tài không mang lại nhiều giá trị, nên thu hẹp, thậm chí dừng lại để chuyển nguồn kinh phí sang mục đích khác phù hợp hơn. Đồng thời, với những đề tài đang triển khai, cần lưu ý đến vấn đề “lượng hoá” chính sách dân tộc, thay vì những nội dung chung chung, khó đong đếm” – Bộ trưởng thẳng thắn.

Với mong muốn các đề án thu hút được sự quan tâm, nhận được sự góp ý, phản biện tích cực, ông Nguyễn Lâm Thành – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng: Tới đây, cần tổ chức các hội thảo quy mô bàn về những vấn đề lớn mà Chương trình CTDT/16-20 đặt mục tiêu. Đồng thời, tăng cường kiểm tra chất lượng, đánh giá, nghiệm thu nghiêm túc để đề tài có thể ứng dụng và nhân rộng trong thực tiễn. Song song với đó, tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông để tạo đồng thuận trong xã hội với những chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước hướng tới công tác dân tộc.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng