Thứ hai 12/05/2025 17:26

Ngát thơm hương quế Yên Bái

Với diện tích gần 70.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, cây quế đã trở thành sản phẩm truyền thống của tỉnh Yên Bái. Cây quế không những có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, đồng thời góp phần quan trọng giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Thương hiệu quế Yên Bái đã nức tiếng trong và ngoài nước…

Cây quế giúp dân làm giàu

Thủ phủ của cây quế Yên Bái là huyện Văn Yên. Với người dân Văn Yên, cây quế có giá trị kinh tế cao hơn hẳn do với các loại cây lâm nghiệp khác như keo, bồ đề. Quế sống được trên các diện tích đất bạc màu, đất xói mòn và phù hợp với khí hậu nơi đây. Vì vậy, quế trở thành cây chủ lực để xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương…. Lên với huyện Văn Yên đi đâu cũng gặp cây quế. Diện tích quế của Văn Yên lớn nhất cả nước và chất lượng cũng tốt nhất (hàm lượng dầu đạt từ 30 – 80%). Cây quế trong một vài năm trở lại đây đã mang lại giá trị kinh tế lớn đối với người dân. Nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ rừng quế, hàng ngàn gia đình có cuộc sống ổn định và trở nên giàu có nhờ cây quế.

Cây quế giúp người dân một số khu vực ở Yên Bái xóa đói giảm nghèo

Bao đời nay, người dân Văn yên và một số địa phương ở Yên Bái chủ yếu sống bằng công việc trồng và buôn bán quế. Cũng nhờ cây quế, mà đồng bào các dân tộc đã từng bước thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu. Hiện nay, người dân Văn Yên không chỉ sản xuất quế một cách đơn thuần mà đã thực hiện quy trình sản xuất quế sạch, từ đó đã nâng cao được giá trị cây quế, cũng như sản phẩm quế của địa phương…

Ngoài những sản phẩm như vỏ quế khô, tinh dầu quế, việc tận dụng những vật liệu từ cây quế, các nghệ nhân cũng đã chế tác ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, hay các sản phẩm như trà túi lọc quế, nước rửa chén, nước lau sàn từ quế đang dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Mặt hàng xuất khẩu giá trị

Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm quế, Yên Bái đang quảng bá sản phẩm quế bằng nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có lễ hội quế, hội chợ quế được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường quảng bá sản phẩm quế Văn Yên đến với bạn bè trong và ngoài nước, thu hút đầu tư, nâng cao giá trị sản phẩm. Những năm trở lại đây, các sản phẩm quế Yên Bái đã được xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ai Câp, Mỹ, Anh, Hà Lan... Gỗ quế được các cơ sở, hợp tác xã thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan xuất bán chủ yếu sang các thị trường như Đài Loan, Trung Quốc và nhiều tỉnh thành trong nước.

Quế Yên Bái đã trở thành thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước

Để giúp chuỗi sản xuất các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ quế phát triển mạnh mẽ hơn, thời gian tới Yên Bái sẽ tiếp tục đầu tư đào tạo nguồn lao động; thực hiện hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm quế, qua đó tạo cơ hội tìm hiểu, kết nối giữa người sản xuất với các đối tác đầu tư để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với quế Yên Bái…

Quế Yên Bái hiện đã phát triển nhiều dòng sản phẩm để phục vụ nhu cầu khách hàng

Các doanh nghiệp cùng ngành hàng cần đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết để có nguồn lực tài chính đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại đủ tiềm lực sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Với việc tăng cường khai thác, chế biến, liên doanh liên kết, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, cây quế giờ không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo mà còn là cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên. Với sự quan tâm, thu hút đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, quy mô lớn… Yên Bái đã, đang phát huy tốt giá trị cây quế, duy trì và giữ vững giá trị thương hiệu cây quế nói riêng, thương hiệu sản phẩm đặc sản Yên Bái nói chung trên thị trường trong và ngoài nước.

Linh Nhi

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa