Mùa Y Gánh- Người đưa thổ cẩm Pà Cò xuống núi

Từ chỗ tự cung tự cấp, dưới sự gồng gánh của chị Mùa Y Gánh, thổ cẩm Pà Cò đã trở thành hàng hoá, đem lại thu nhập, cải thiện sinh kế cho bà con nơi đây.
Sắc màu thổ cẩm Lâm Bình Thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày

Tôi được biết chị Mùa Y Gánh qua các hội chợ hàng thủ công truyền thống do Công ty CP Doanh nghiệp xã hội (Craft Link) tổ chức. Dáng người nhỏ bé, tiếng phổ thông trôi chảy, chị Gánh tự tin giới thiệu về sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người H’mong xanh tại xã Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình).

Chị gây ấn tượng với người nghe bằng nụ cười tự tin, luôn rạng rỡ trên khuôn mặt đã hằn vết thời gian. Sau khi nghe chị kể, tôi không khỏi thán phục sự kiên trì, dẻo dai của người phụ nữ ấy khi đã hơn 20 năm bền bỉ đưa sản phẩm thổ cẩm của bà con nơi đây từ chỗ chỉ tự cung tự cấp trở thành hàng hoá đem lại thu nhập ổn định. Quan trọng hơn, chị đã làm thay đổi nhận thức và nội lực của người phụ nữ H’mong xanh, giúp các chị nói được tiếng phổ thông, tự tin giao tiếp, có thu nhập và có quyền tự quyết trong gia đình.

Mùa Y Gánh- Người đưa thổ cẩm Pà Cò xuống núi
Chị Mùa Y Gánh tự tin giới thiệu về sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người H’mong xanh

Đáp lại sự thán phục của tôi, chị nhẹ nhàng nói: Thổ cẩm là nghề truyền thống của bà con dân tộc thiểu số H’mong xanh ở Pà Cò, những kỹ năng trong nghề được truyền từ đời này qua đời khác. Điểm độc đáo nhất, làm nên bản sắc thổ cẩm Pà Cò chính là nghệ thuật vẽ sáp ong. Người phụ nữ H’mong xanh dùng “đá tràng tà” (bút làm từ cán gỗ có gắn lá đồng nhỏ) chấm vào sáp ong và vẽ hoa văn mô phỏng hình mặt trời, mâm cơm gia đình… lên tấm vải.

Đang say xưa giải thích cho tôi về kỹ năng vẽ sáp ong, chị Gánh chợt hào hứng: “Lớp trẻ Pà Cò bây giờ giỏi lắm, học mẫu và làm sản phẩm mới nhanh lắm, không chậm như các chị ngày xưa”. Và rồi câu chuyện của chị lại trôi về ký ức của những ngày gian khó.

Rằng, năm 1996, Chính phủ kiên quyết dẹp điểm nóng thuốc phiện nhằm đem lại bình yên cho người dân Pà Cò. Thời điểm đó, như lời chị Gánh, cuộc sống của người dân nơi đây chơi vơi, không có thu nhập, đủ ăn, đủ mặc trở thành xa xỉ.

Cũng thời điểm đó, để tạo sinh kế, cải thiện cuộc sống cho người phụ nữ dân tộc H’mong xanh, Tổ chức phi Chính phủ Oxfam Quebech đã thực hiện Dự án “Phát triển kinh tế phụ nữ” ở Pà Cò. Khi đó, với vị trí Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã, đằng đẵng 3 năm trời chị Gánh đồng hành cùng cán bộ dự án, ban ngày lên nương rẫy, ban đêm địu con nhỏ đi từng nhà vận động các bà, các chị tham gia tổ sản xuất. Sau bao công sức kiên trì vận động, Nhóm sản xuất thổ cẩm Pà Cò gồm 50 người đã dần hình thành.

Theo lời chị Gánh, vận động được chị em tham gia đã khó, giữ chân các chị ở lại nhóm sản xuất còn khó hơn gấp nhiều lần. Bởi làm thổ cẩm thì ai cũng biết nhưng để làm những hoạ tiết mới, sản phẩm mới khác với những chiếc váy, tấm khăn quen thuộc của các chị là rất khó.

Mùa Y Gánh- Người đưa thổ cẩm Pà Cò xuống núi
Trở thành sản phẩm hàng hoá thổ cẩm mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số tại Pà Cò

Thu nhập ban đầu từ làm thổ cẩm cũng chậm và thấp, không ít chị em trong nhóm đã không đủ kiên trì và rời khỏi nhóm sản xuất. “Cứ ai bỏ nhóm, chị với cán bộ dự án lại đến thuyết phục, thậm chí mời cả ông chủ tịch xã đến vận động đưa trở lại” - chị Gánh cười kể lại. Cuối cùng, chị phải đứng ra cam kết, thu gom sản phẩm của bà con làm ra, lặn lội mang đi tiêu thụ, nhóm sản xuất mới dần đứng vững.

Không buông xuôi trước hoàn cảnh khó khăn, đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ H’mong xanh này đã gánh vác cả một nhóm sản xuất đi qua bao thăng trầm, vất vả. Nhóm sản xuất của chị giờ đã có tiếng trên hệ thống tiêu thụ của Craftlink cũng như các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại một số thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế… Thu nhập của các chị em trong nhóm cũng rất đáng nể khi lên tới 5-7 triệu đồng mỗi tháng.

Thấy tôi khá bất ngờ về thu nhập của các chị em trong nhóm sản xuất, chị Gánh vui vẻ nói: Chị em Pà Cò giờ không phải tự mang hàng đi các tỉnh bán nữa. Ngoài đơn đặt hàng của Craftlink, có rất nhiều cửa hàng lưu niệm, thậm chí là khách đặt hàng xuất khẩu cũng lên tận nơi xem hàng, đặt mẫu nên các chị em có nhiều lựa chọn cũng như cho thu nhập cao hơn.

Tuy nhiên, trong nhóm sản xuất hiện nay vẫn sử dụng máy khâu đạp chân thủ công, các chị em phải thay phiên nhau sử dụng. Trường hợp máy hỏng, phải khâu bằng tay, tốc độ rất chậm, thậm chí nhóm đã từng phải hoãn thời gian giao hàng. “Tôi mong sao các tổ chức hỗ trợ cho nhóm sản xuất thêm một số máy khâu, giúp các chị em làm hàng nhanh hơn, đỡ vất vả hơn và cho thu nhập cao hơn” - chị Gánh tâm tư.

Ước mong của chị Gánh thật giản dị, tôi mong điều đó sớm trở thành sự thật. Nhìn các mẹ, các chị trong nhóm sản xuất quây quần, người thoăn thoắt vẽ sáp ong, người thêu các đường nét tinh xảo, miệng nói cười rôm rả, tôi chợt nhớ tới lời của bà Trần Thị Tuyết Lan - Tổng giám đốc Craftlink: Sau hơn 20 năm đồng hành, điều ấn tượng và mong mỏi nhất với tôi chính là bình đẳng giới và sự thay đổi trong chính nội lực của người phụ nữ nơi đây. Thay vì sống lẫm lũi, qua giao tiếp với xã hội bên ngoài, nhóm phụ nữ H’mong xanh đã tự tin thể hiện mong muốn của mình. Tạo ra thu nhập cũng giúp các chị có vai trò và tiếng nói hơn trong gia đình, xã hội.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động