Thứ sáu 15/11/2024 19:14

Măng tây xanh giúp hồi sinh vùng đất khó

Đây là câu chuyện diệu kỳ mà chúng tôi đã được chứng kiến ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Nhờ phát triển diện tích trồng măng tây xanh theo hướng an toàn mà người dân vùng cát trắng hoang hóa ngày nào giờ đã thu hoạch hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thôn Tuấn Tú có 446 hộ dân, với hơn 2.100 nhân khẩu, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc Chăm. Trước đây, đời sống của người dân ở Tuấn Tú rất khó khăn, vì bà con chủ yếu bằng sinh sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, đất ở đây lại chủ yếu là cát nên khó thích nghi cho cây trái phát triển.

Băng chuyền phân loại măng tây

Trước thực tế đó, năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận đã đưa cây măng tây xanh vào trồng thí điểm trên vùng đất cát tại thôn Tuấn Tú. Và anh nông dân Hùng Ky tiên phong trồng thử nghiệm bốn sào. Sau tám tháng, măng tây xanh bắt đầu cho thu hoạch đều đặn mỗi ngày khoảng 5 kg/sào. Từ năm thứ hai về sau, bình quân thu hoạch từ 8 – 10 kg/sào/mỗi ngày. Sản phẩm được thu mua tận vườn, với giá từ 35.000 – 60.000 đồng/kg, tùy từng loại.

Thấy cây măng tây xanh dễ trồng và thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, ông Hùng Ky đã mở rộng diện tích lên 2,4 héc-ta và đầu tư khoảng 100 triệu đồng lắp đặt hệ thống nước tưới nước phun mưa tiết kiệm. Nhờ đó, mỗi năm thu nhập từ cây măng tây xanh đã mang lại cho gia đình ông hơn 400 triệu đồng.

Cũng như gia đình anh Hùng Ky, nhờ loại cây này mà hộ anh Châu Văn Năng đã không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên giàu có. Hiện thu hoạch bình quân măng tây xanh ở hộ nhà anh khoảng 10 kg/ngày. Với sản lượng này, gia đình anh thu nhập khoảng 600.000 đồng/ngày...

Theo các hộ trồng măng tây xanh, khí hậu khô nóng cộng với đất cát thịt ở Ninh Thuận thích hợp cho cây măng tây xanh phát triển. Măng tây xanh sinh trưởng chủ yếu nhờ phân hữu cơ, nước sạch. Sau một đêm, cây măng có thể dài thêm từ 10 - 15 cm. Cây chủ yếu sinh trưởng trong đêm nên người trồng thường thu hoạch vào khoảng 5 - 6 giờ sáng lúc măng tươi, giòn, chưa lên bông. Trồng măng tây xanh ít tốn công chăm sóc, bón phân, ít phải phun thuốc, khi có sâu bệnh dùng chế phẩm sinh học xịt nên rất an toàn.

Mô hình trồng măng tây xanh tại thôn Tuấn Tú được nhiều đoàn tới tham quan, học tập

Với những giá trị kinh tế mang lại, người dân thôn Tuấn Tú đã đẩy mạnh mô hình sản xuất măng tây xanh. Giờ đây, những đồi cát quanh năm trơ trụi trước nắng gió đã được phủ xanh bằng nhiều loại cây màu ngắn ngày và đặc biệt là măng tây xanh - loại cây trồng mới đã và đang mang lại nguồn thu nhập cao, giúp nông dân vươn lên thoát nghèo bền vững trong tương lai.

Để tối ưu hóa chi phí đầu tư, bà con ở đây cho lắp đặt thêm hệ thống tưới nước tiết kiệm phun mưa, tưới nhỏ giọt cho cây. Việc làm này không chỉ tiết kiệm được nước mà còn giảm được 70% công lao động, 50% phân bón, giảm tình trạng cát bay mà năng suất lại tăng gấp đôi.

Nhờ sự cần cù lao động sản xuất và biết áp dụng khoa học công nghệ, đồng bào Chăm thôn Tuấn Tú đã biến được hàng chục héc-ta đất cát thường xuyên bị bỏ hoang vào mùa hạn thành cánh đồng măng tây xanh tốt, có giá trị và năng suất cao. Đời sống bà con ngày càng ổn định.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống