CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 3 THÁNG 11)
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục
Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%
Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính
Tiêu điểm
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga
Tổng thống Rumen Radev đề nghị VinFast bán ô tô điện và đầu tư sản xuất tại Bulgaria
Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia
Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây 'vi phạm lằn ranh đỏ', Israel nhận 'tối hậu thư'?
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng
Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng
15 năm vững bước tại Campuchia, Metfone nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu
Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng
Gần 400 gian hàng tham gia triển lãm các sản phẩm dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4
Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11)
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia hợp tác phát triển điện gió, phục vụ xuất khẩu điện xanh
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục
Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao
Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)
Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%
Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu
'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng
Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?
Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực
Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó
LIVE: Tọa đàm 'Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?'
"Kiềng 3 chân" trong tăng trưởng kinh tế có điểm tên thị trường nội địa. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến hết quý III/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Hạ tầng thương mại ổn định và phát triển đã và đang góp phần quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân với nhiều loại hàng hóa đa dạng, bảo đảm chất lượng và phương thức phục vụ được nâng dần theo hướng hiện đại, văn minh; thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, sự kết hợp giữa thương mại truyền thống và thương mại hiện đại ngày càng phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại.
Mặc dù vậy, việc thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại vẫn còn nhiều khó khăn. Tại nhiều địa phương, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố và thị trấn.
Trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 cũng đã nêu rõ mục tiêu: Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại. Thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ hệ thống phân phối sang các loại hình phân phối hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ hàng hóa phân phối qua hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 38 - 42%; tỷ lệ hàng hóa phân phối qua các kênh thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11%; tỷ trọng bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15%.
Để làm rõ hơn về những tồn tại, đồng thời cùng nhau bàn thảo các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, từ đó thúc đẩy dòng chảy hàng hóa trong bối cảnh mới, đặc biệt là để đạt được mục tiêu như Đề án đặt ra, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?
Tọa đàm "Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?" được Báo Công Thương tổ chức ngày 26/11. |
Các vị khách mời, diễn giả tham gia Tọa đàm bao gồm:
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
Bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó Giám đốc Phụ trách Sở Công Thương Hà Nội
TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR)
Bà Phạm Thị Thùy Linh - Giám đốc Đối ngoại và Đầu tư, Tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Nội dung buổi tọa đàm được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử tại địa chỉ congthuong.vn và các nền tảng mạng xã hội fanpage, youtube, tiktok…của Báo.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt gọn cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev mổ xẻ đầu đạn tên lửa Oreshnik
Nga bắt giữ cựu binh sĩ quân đội Anh "chiến đấu cho Ukraine" tại tỉnh Kursk
Tối 24/11, truyền thông Anh đưa tin về việc một cựu binh sỹ quân đội Anh chiến đấu cho Ukraine vừa bị Nga bắt giữ tại tỉnh Kursk của Nga.
Trên một đoạn video trên nền tảng Telegram, một người đàn ông mặc quân phục dã chiến và nói giọng Anh tự nhận mình là James Scott Rhys Anderson, 22 tuổi, đến từ Anh.
Người này cho biết từng phục vụ trong Lục quân Anh từ năm 2019 đến năm 2023, cấp bậc binh nhì, Đơn vị số 252, Trung đoàn Tín hiệu số 22, Lữ đoàn Tín hiệu số 1. Sau khi giải ngũ, Anderson đã gia nhập Quân đoàn quốc tế Ukraine.
Cũng trong đoạn video, cựu binh sĩ Anh mô tả anh đã bay từ Anh sang thành phố Krakow của Ba Lan, sau đó đi đường bộ đến thành phố Lvov của Ukraine.
Mục đích của Nga là chặn quân đội Ukraine tăng viện cho mặt trận Kurakhove. Ảnh: Theo Topcor.ru |
Quân đoàn Quốc tế Ukraine được thành lập năm 2022, chuyên tuyển dụng các tình nguyện viên nước ngoài để chiến đấu chống lại Nga.
Mới đây, trang mạng quân sự của Nga dẫn nguồn tin cho biết kể từ đầu tháng 11, hơn 200 lính đánh thuê nước ngoài thuộc Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đã bị tiêu diệt ở tỉnh Kursk.
Trong số những người thiệt mạng có công dân Ba Lan, Estonia, Mỹ, Đức và Anh. Những lính đánh thuê còn lại đang bị bao vây và cố sơ tán khỏi khu vực chiến đấu.
Để đảm bảo hành lang rút những người bị thương, VSU đã điều động lực lượng dự bị, gồm các đơn vị của Trung đoàn 756 Lực lượng bảo vệ đường sắt hậu phương.
Tuy nhiên, tin cho biết các nỗ lực giải tỏa vòng vây đã thất bại. Quân tiếp viện chịu tổn thất đáng kể và không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Lính đánh thuê đang bị tổn thất nặng nề trong nỗ lực thoát ra khỏi cái gọi là “nồi hầm” do quân đội Nga tạo ra.
Hơn 1.000 quân Ukraine đã rơi vào vòng vây ở Kurakhove
Theo Topcor.ru, trận Kurakhove sắp kết thúc, khi phần lớn thành phố pháo đài này của Ukraine đã bị Quân đội Nga kiểm soát. Điều đáng chú ý là Quân đội Nga không tấn công trực diện vào Kurakhove, mà tiến lên trên một mặt trận rất rộng, bao gồm tổ chức bao vây ba mặt với toàn bộ khu vực Kurakhove.
Trước đó, quân đội Nga đã chiếm làng Dalney, nằm trên trục đường từ Uspenivka đi Kurakhove, trực tiếp cắt đứt trục phòng thủ phía nam của thành phố Kurakhove, nối tuyến phòng thủ dọc sông Sukhi Yaly với Kurakhove. Như vậy hai bên sẽ không thể hỗ trợ cho nhau.
Sau khi tổ chức bao vây thành công, quân đội Nga sử dụng hỏa lực pháo binh, không quân, UAV FPV, cùng với lực lượng xung kích, kiên trì tiến lên trong những trận đánh ác liệt ở phía đông thành phố Kurakhove. Còn quân đội Ukraine cũng tận dụng thế đứng chưa ổn định của quân đội Nga, để đưa thêm quân tới Kurakhove.
Kênh Rybar đưa tin, quân đội Nga đã đẩy lùi 3 đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn của Ukraine, đồng thời cuộc phản công của Lữ đoàn cơ động số 46 từ trong thành phố Kurakhove của Ukraine cũng bị đẩy lùi.
Lực lượng pháo binh và không quân Nga kiểm soát mọi con đường vào khu vực Kurakhove bất cứ lúc nào và tiến hành các cuộc ném bom dữ dội vào quân đội Ukraine. Trong thành phố, Lữ đoàn 5 của Tập đoàn quân 51 thuộc Cụm Vostok đã treo cờ Nga ở nhiều khu vực.
Cụm quân Vostok của Nga, đơn vị đảm nhiệm tiến công ở hướng phía đông và phía nam Kurakhove, đã sử dụng chiến thuật nghi binh, để tiến hành các cuộc tấn công ở những nơi không ngờ tới, và tốc độ tiến công của cụm quân này vượt quá sức tưởng tượng của bộ chỉ huy quân đội Ukraine.
Với các trận đánh trong đô thị, quân đội Nga tích cực sử dụng UAV trinh sát tầm trung, gắn camera hồng ngoại có độ phân giải cao. Sau khi phát hiện quân Ukraine ẩn náu trong các tòa nhà, hay cánh rừng, họ sử dụng UAV FPV và hỏa lực pháo binh để thực hiện các vụ tấn công hỏa lực dữ dội, sau đó đội xung kích tiến lên, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Ukraine.
Theo tin tức mới nhất từ Military Chronicle, quân đội Ukraine đã rút lui từ trung tâm Kurakhove về khu công nghiệp phía tây trong đêm. Hàng trăm binh sĩ Ukraine đang chen chúc trong một khu vực chật hẹp rộng khoảng 2 km2 nếu quân đội Ukraine không chịu đầu hàng, họ có thể bị hỏa lực của Quân đội Nga tiêu diệt hoàn toàn.
Kênh Deep State báo cáo chuyên sâu từ các nguồn tin Ukraine, vòng vây của quân đội Nga ở Kulakhove sắp bị đóng. Cánh phía nam Uspenivka của quân đội Nga cách cánh phía bắc Trudove khoảng 3 km. Quân Ukraine đang cố gắng rút lui, nhưng đã quá muộn để thoát khỏi vòng vây của Nga.
Quân đội Nga vẫn còn khoảng 4 km nữa mới đóng vòng vây, điều này cũng có thể thấy được qua tốc độ tiến quân rất nhanh. Các hoạt động chiến thuật của quân đội Nga ở Kurakhove được gọi là chiến thuật "săn sói". Tình hình đang phát triển theo chiều hướng ngày càng bất lợi cho Ukraine, hơn 1.000 binh sĩ Ukraine gần Kurakhove sắp bị Nga bao vây.
Ukraine công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik
Cơ quan An ninh nước này (SBU) hôm 24/11 đã công bố những hình ảnh đầu tiên về đầu đạn của tên lửa Oreshnik, loại khí tài gần đây được phía Nga sử dụng để tập kích thành phố Dnipro.
“Đây là lần đầu mảnh vỡ của loại tên lửa này được phát hiện trên lãnh thổ Ukraine”, một chuyên gia quân sự giấu tên của SBU nói với tờ RBC Ukraine.
Dự kiến, những đầu đạn trên trong thời gian tới sẽ được chuyển giao cho giới chuyên gia quân sự Ukraine, để tiến hành giải mã loại vũ khí mới này của Nga.
Trước đó vào hôm 21/11, giới lãnh đạo Nga tuyên bố tên lửa Oreshnik là loại vũ khí mới, và vụ phóng tên lửa Oreshnik vào thành phố Dnipro là “cuộc thử nghiệm chiến đấu” thành công. Tên lửa bay với vận tốc 2,5-3 km/giây, tức gấp 10 lần tốc độ âm thanh.
Thái Bình: Vì sao Bí thư xã Phú Xuân chỉ đạo hết trách nhiệm, nhà xưởng sai phép vẫn tồn tại?
Ngày 30/10, Báo Công Thương đã có bài phản ánh về tình trạng nhiều nhà xưởng, nhà dân được xây mới, mọc lên hàng loạt từ nhiều năm trước cho đến nay dọc đường ven khu đô thị Kỳ Đồng thuộc thôn Vĩnh Gia – xã Phú Xuân, TP Thái Bình. Thậm chí, có những công trình nhà xưởng được xây lên ngay dưới hành lang lưới điện cao thế. Đáng chú ý, theo lãnh đạo UBND xã Phú Xuân hiện tại cho biết, nhiều công trình được xây dựng trái phép nằm trong giai đoạn những năm 2020.
Ngày 13/11, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Thái hiện là Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuân (Chủ tịch xã Phú Xuân giai đoạn năm 2020 - 2021) khẳng định: Chúng tôi đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, hết trách nhiệm song đây là những vi phạm tồn tại cách đây nhiều năm. Theo đó, mặc dù đã phát hiện vi phạm nhưng việc xử lý chưa triệt để vì nhiều lý do.
Đồng thời, ông Nguyễn Văn Thái cũng cho biết, thời điểm đó lãnh đạo UBND xã đã chỉ đạo lập biên bản, xử phạt hành chính đầy đủ nhưng việc xử lý cũng do nhiều yếu tố. Ngoài ra, ông Thái còn cho rằng để xử lý dứt điểm triệt để thì cần phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp cao, phía xã đã làm hết nhiệm vụ được giao.
Nhiều nhà xưởng tại xã Phú Xuân - TP Thái Bình vẫn ngang nhiên xây dựng, hoạt động trái phép. Ảnh: Thái Sơn. |
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của Báo Công Thương, trái ngược với lời khẳng định của lãnh đạo xã Phú Xuân cho thấy nhiều công trình nhà xưởng được xây dựng từ những năm trước vẫn ngang nhiên tồn tại. Thậm chí, theo phản ánh, dù không được chấp thuận, phê duyệt chủ trương đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh nhưng nhiều tổ chức, cá nhân đã “công khai” “hô biến” một loạt diện tích đất nông nghiệp ven khu đô thị Kỳ Đồng thuộc thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình thành nhà xưởng, kho bãi, nhà hàng trái phép suốt một thời gian dài như “chưa hề có kiểm tra, xử lý” cụ thể có thể kể đến như: Nhà hàng Cao Lương Đỏ, Rơm Vàng, trang trại Vĩnh Gia, tổng kho cơm hộp Vân Tiến…và nhiều cơ sở kinh doanh dọc 2 bên đô thị Kỳ Đồng và tuyến đường tránh S1. Đáng chú ý, một số nhà xưởng, cơ sở kinh doanh tại còn không có hợp đồng giao, cho thuê đất của cơ quan chức năng nhưng một số cá nhân, tổ chức vẫn “ngang nhiên” xây dựng.
Thực trạng này khiến dư luận đặt câu hỏi về công tác giám sát, chỉ đạo, thực thi pháp luật của chính quyền địa phương nơi đây, đặc biệt là việc lãnh đạo Đảng ủy xã Phú Xuân mà người đứng đầu là Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Thái suốt thời gian dài từ năm 2020 đến nay đã thực sự hết trách nhiệm như lời vị lãnh đạo này đã khẳng định? Cùng với đó, liệu có hay không tình trạng ‘nhờn’ luật trong quản lý trật tự xây dựng hay chế tài xử lý của cơ quan quản lý chưa quyết liệt, thiếu sức răn đe? Không những thế, nếu không có hợp đồng giao đất, cho thuê đất thì tại sao các dự án, công trình của một số doanh nghiệp kể trên vẫn ngang nhiên tồn tại, cơ sở nào để đóng, nộp các loại thuế, phí liên quan đến đất đai, số tiền này đang “chảy” vào túi ai?
Ngày 21/11, phóng viên Báo Công Thương đã tiếp tục liên hệ và trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuân để làm rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã Phú Xuân mà đứng đầu là Bí thư xã Phú Xuân Nguyễn Văn Thái khi còn giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Phú Xuân năm 2020 - 2021 trong việc hàng loạt nhà xưởng, bến bãi vẫn tiếp tục tồn tại, chưa hề bị cưỡng chế, xử lý. Song câu trả lời mà phóng viên nhận được từ vị Bí thư này chỉ là ‘sẽ xử lý trong thời gian tới khi đủ điều kiện xử phạt’.
Với các sai phạm, nếu xử lý không nghiêm, thiếu quyết liệt ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị, gây khó khăn rất lớn trong công tác quản lý xây dựng đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa tại thành phố Thái Bình đang ngày càng phát triển. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy, các công trình xây dựng trái phép “mọc lên” một cách tràn lan sẽ ảnh hưởng, phá vỡ quy hoạch, nguồn thu ngân sách giảm, dễ dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo của người dân địa phương đối với các chủ thể công trình gây mất an ninh trật tự.
Câu hỏi đặt ra, vì sao Đảng ủy, chính quyền xã Phú Xuân thời điểm 2020 - 2021 đã cương quyết chỉ đạo, xử lý các công trình nhà xưởng sai phạm trên đất nông nghiệp, song những công trình này vẫn ngang nhiên tồn tại và nối tiếp được xây dựng, bất chấp sự ‘kiên quyết’ làm hết sức trách nhiệm của tập thể lãnh đạo xã Phú Xuân qua các thời kỳ? Cùng với đó, liệu có hay không dấu hiệu tiêu cực trong quản lý trật tự xây dựng tại xã Phú Xuân thời điểm năm 2020 - 2021. Để làm rõ những câu hỏi này thiết nghĩ lãnh đạo thành phố Thái Bình cần sớm kiểm tra, làm rõ, có những kết luận cụ thể về trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng này, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này…
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.
Ngày 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành các nội dung chương trình đề ra và với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cần thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức bộ máy - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tổng kết Nghị quyết số 18 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn
Phát biểu bế mạc Hội nghị, khái quát kết quả đạt được, một số công việc cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng", Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở; quyết tâm hoàn thành việc tổng kết Nghị quyết số 18 và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương về phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị trong quý I/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý, quá trình thực hiện phải bám sát các nguyên tắc của Đảng, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng, Hiến pháp, Pháp luật và thực tiễn đặt ra; quán triệt và thực hiện xuyên suốt các yêu cầu có tính nguyên tắc, bảo đảm vận hành thông suốt, hiệu quả cơ chế tổng quát Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Thông qua cải cách tổ chức bộ máy để giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội dựa trên cơ chế tổng quát này.
Việc tổng kết phải được tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, việc tổng kết phải được tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị; triển khai thực hiện khẩn trương nhưng đảm bảo thận trọng, chắc chắn, giữ vững nguyên tắc, tiếp thu ý kiến từ tổng kết thực tiễn, từ các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả kinh nghiệm nước ngoài để đề xuất tinh gọn tổ chức bộ máy, đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, liên thông.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, cơ chế vận hành, trách nhiệm cụ thể trên cơ sở tính Đảng, tính hợp lý, tính hợp pháp, bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc; một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; chia cắt về địa bàn, lĩnh vực.
Các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu cũng phải rà soát để đề xuất lại, kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, cải cách tổ chức bộ máy phải gắn liền với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, chống lãng phí, chuyển đổi số quốc gia và xã hội hóa các dịch vụ công.
Thực hiện đồng bộ việc tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý. Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ thực chất vì việc tìm người trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được; có cơ chế hữu hiệu sàng lọc đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; có chính sách thu hút, sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.
Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ do sắp xếp lại tổ chức bộ máy
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu cần thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Cùng với việc tổng kết và đề xuất mô hình tổ chức mới, phải chủ động rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật đảm bảo đồng bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, quy định của Đảng cho thống nhất điều chỉnh kịp thời các quy định của pháp luật, các quy trình, quy chế trong công tác trên từng lĩnh vực.
Cùng với đó là tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
Triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ phải gắn với bảo đảm thực hiện tốt, đồng thời cả hai nhiệm vụ quan trọng, tăng tốc bứt phá để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024, năm 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, tạo nền tảng đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Đại hội các cấp và Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Tổng Bí thư nêu rõ yêu cầu bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.
Trên cơ sở nguyên tắc đã nêu trên và định hướng của Bộ Chính trị cũng đã được Trung ương thống nhất, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cụ thể việc tinh gọn các ban đảng, các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, chủ động nghiên cứu mô hình bên trong từng cơ quan sau khi sáp nhập, hợp nhất; chuẩn bị phương án nhân sự và rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các cơ quan, tổ chức bộ máy mới để đảm bảo đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả ngay.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu, đặc biệt là các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng cần xác định quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, gương mẫu chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ các ban, bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công phụ trách.
"Nhiệm vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy là công việc rất khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người trong từng tổ chức. Do đó, đòi hỏi sự đoàn kết, quyết tâm cao, dũng cảm và cả sự hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung. Quá trình thực hiện cần theo dõi để phát hiện, nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả, uốn nắn và kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, đảm bảo việc triển khai theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đã đề ra", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội; Ban cán sự đảng Chính phủ; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đảng đoàn, tổ chức chính trị xã hội; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đảng đoàn, hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, đề xuất sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi lĩnh vực lãnh đạo, quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn theo thẩm quyền về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.
Cùng với đó, xây dựng dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của cấp ủy trực thuộc Trung ương, cấp ủy Bộ, cơ quan, đơn vị, tổ chức sau khi đã sắp xếp; ban hành các quy định về chế độ, chính sách đảm bảo quyền, lợi, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý bị tác động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức Đảng làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, trong toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân về chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ, tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới.
Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế có liên quan của Đảng; phối hợp tham mưu bố trí cán bộ theo thẩm quyền tại cơ quan, đơn vị tổ chức sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, đề xuất sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế trong các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị thuộc quyền quản lý; xây dựng Tờ trình của Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương về kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 và phương án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.
Thống nhất cao với chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là công việc quan trọng để phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Công việc này cần được thực hiện khẩn trương, đáp ứng yêu cầu cao nhất về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện đồng bộ hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cho hay, Trung ương đã cho ý kiến thống nhất với đề xuất của Bộ Chính trị về giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh lãnh đạo một số cơ quan nhà nước, thống nhất cho hai đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng do có sai phạm. Trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực, xử lý nghiêm các vi phạm trên các nguyên tắc có sai phạm thì phải có kết luận xử lý, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nhấn mạnh yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới là rất nặng nề, khó khăn và khẩn trương, cấp bách, Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng phát huy cao độ, tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Cà Mau: Quản lý thị trường kiểm tra 70 vụ việc liên quan đến xăng dầu
Ngày 25/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau vừa cho biết từ đầu năm đến nay các Đội Quản lý thị trường trực thuộc đã kiểm tra 70 vụ, trong đó đã phát hiện vi phạm 6 vụ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 30.500.000 đồng.
Với các hành vi vi phạm như: Không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định; Không đăng ký thời gian bán hàng của Cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát, quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Cục Quản lý thị trường tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh xăng dầu; phối hợp, kiểm tra hoạt động kinh doanh, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn; chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc giám sát, quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu, tăng cường quản lý, kiểm tra đột xuất về lĩnh vực xăng dầu.