Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Với xu hướng phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu Net Zero bằng cách kết hợp công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và thúc đẩy tài chính xanh
Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero PVcomBank giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ tại sự kiện GRECO 2024 HDBank được vinh danh 'Ngân hàng Xanh của năm' tại Better Choice Awards 2024

Sáng 26/11, Báo điện tử VOV tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu". Diễn đàn nhằm cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế xanh hướng đến sự ổn định, bền vững, thịnh vượng của đất nước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Tại đây, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng cùng thảo luận, trao đổi thông tin và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa cũng như những thách thức khó khăn, vướng mắc, đồng thời đưa ra những cơ hội, chính sách mới trong phát triển kinh tế xanh bền vững gắn với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Mục tiêu Net Zero vào năm 2050 theo cam kết quốc tế là khả thi

Phát biểu tại diễn đàn, ông Đặng Huy Đông - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển - nêu, Việt Nam thải ra 65.000 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày, trong đó 30% bị đốt (gần 10 triệu tấn CO2/năm) và 70% bị chôn lấp (khoảng 5 triệu tấn CO2/năm).

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là
Diễn đàn kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra vào sáng ngày 26/11. Ảnh: Phương Cúc

Tuy nhiên, ông Đông nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ khí hóa chất thải rắn, đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hiệu quả môi trường vượt trội: Hầu như không phát thải CO2 (75kg CO2/tấn rác), không có chất thải rắn cần chôn lấp, không có nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn EU/Nhật Bản, và chi phí chỉ bằng một nửa so với công nghệ đốt rác phát điện.

Công nghệ này cho phép xây dựng các nhà máy xử lý rác quy mô nhỏ, phân tán tại quận/huyện, khắc phục nhược điểm của các nhà máy quy mô lớn (5.000 tấn/ngày) gây ra lượng khí thải khổng lồ từ vận chuyển (ước tính 4-5 chục triệu km xe chạy mỗi năm). Ông Đông đề xuất ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân và cuối cùng loại bỏ xe xăng/dầu trong đô thị. Kết hợp với mô hình xử lý rác phân tán và công nghệ khí hóa, điều này có thể giảm phát thải hàng trăm triệu tấn khí nhà kính hàng năm.

Thêm vào đó, ông Đặng Huy Đông đề cập đến việc áp dụng công nghệ hiện đại trong quy hoạch đô thị để tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải gián tiếp. Ví dụ, thiết kế đô thị hợp lý về hướng gió, hướng nắng có thể giảm 2-3 độ C, tương đương hàng tỷ kWh điện tiết kiệm được. Ứng dụng hệ thống làm mát trung tâm có thể giảm 40-50% lượng điện tiêu thụ so với điều hòa riêng lẻ.

"Việc quản lý quy hoạch, giao thông, chất thải rắn, nước thải với những công nghệ hiện hữu sẽ góp phần giảm hàng trăm triệu tấn CO2 mỗi năm. Trên cơ sở đó, Việt Nam có cơ sở để tin tưởng rằng mục tiêu Net Zero vào năm 2050 theo cam kết quốc tế là khả thi", ông Đông khẳng định.

Phát triển mạnh mẽ thị trường tài chính xanh

Nhấn mạnh tầm nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu, chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng, biến đổi khí hậu đã và đang làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và mọi mặt của đời sống xã hội. Vì thế, phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là vấn đề bức thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Qua đó, đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là
Tại diễn đàn, các diễn giả đã trình bày cơ hội và chính sách mới trong phát triển kinh tế xanh bền vững gắn với ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Ảnh: Phương Cúc

Ông Lực cho rằng, Việt Nam đang tích cực tham gia vào thị trường tài chính xanh toàn cầu, trị giá hàng chục nghìn tỷ USD, tập trung vào năng lượng tái tạo, quản lý chất thải, nông nghiệp xanh và vận tải bền vững. Tuy nhiên, sự phát triển này còn gặp nhiều thách thức.

Trong khi thị trường toàn cầu chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, với tổng dư nợ trái phiếu bền vững đạt 4,16 nghìn tỷ USD vào năm 2023 và 807 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam mới đạt được những bước tiến ban đầu. Tổng dư nợ tín dụng xanh tính đến tháng 9/2024 là 665 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,5% tổng dư nợ) và dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,2 triệu tỷ đồng (hơn 22% tổng dư nợ). Tuy nhiên, thị trường trái phiếu xanh vẫn còn khiêm tốn (khoảng 1,52 tỷ USD từ năm 2019 đến tháng 10/2024), việc áp dụng tiêu chuẩn ESG và chỉ số VNSI vẫn chưa phổ biến.

Những thách thức chủ yếu bao gồm sản phẩm tài chính xanh thiếu đặc thù, khung pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu chuyên gia thẩm định rủi ro, thiếu cơ chế phối hợp và ưu đãi, độ lệch thời hạn giữa dự án dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn, cùng với nhận thức thị trường về ESG còn thấp.

Để thúc đẩy phát triển tài chính xanh, ông Lực đề xuất các giải pháp toàn diện như ban hành danh mục "phân loại xanh", cơ chế đánh giá tác động môi trường, chính sách hỗ trợ tài chính (thuế, phí, lãi suất, quỹ chuyển đổi xanh), thu hút đầu tư tư nhân, xây dựng hệ sinh thái tài chính xanh (mô hình 5Is), thành lập thị trường tín chỉ carbon, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở dữ liệu.

Cụ thể, đối với tín dụng xanh, ông Lực cho rằng: “Việt Nam cần xây dựng quỹ tái cấp vốn, quy trình thẩm định chuyên biệt và đào tạo cán bộ. Chứng khoán xanh cũng cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp phát hành và tăng cường tuyên truyền. Mặt khác, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là mục tiêu quan trọng để thu hút đầu tư quốc tế”.

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Dòng vốn sẽ không tự nhiên ào ào chảy đến khi Việt Nam tuyên bố thành lập trung tâm tài chính quốc tế. Để các nhà đầu tư rót vốn, rất nhiều việc cần làm.
Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất đến cuối năm 2025 tăng 23% lên hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trở thành ngân hàng tiếp theo ghi danh vào câu lạc bộ “triệu tỷ
Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Theo các chuyên gia, khi có trung tâm tài chính, ngân hàng Việt phải đối diện với sự cạnh tranh rất lớn, và có khả năng thua ngay trên sân nhà.
Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

Báo cáo thường niên FDI bên cạnh chỉ rõ cơ hội và thách thức toàn cầu trong thu hút FDI, cũng đưa ra gợi ý quan trọng để Việt Nam "nâng chất" dòng vốn ngoại.
TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

TPBank Premier Banking thu hút giới tinh hoa nhờ công nghệ hiện đại và chiến lược cá nhân hóa, mang đến đặc quyền trải nghiệm riêng biệt cho khách hàng ưu tiên.

Tin cùng chuyên mục

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

Theo Ngân hàng Nhà nước, có 15 ngân hàng tham gia chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; mở rộng khách hàng vay vốn.
23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Chiều ngày 15/4/2025, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024, đồng thời chính thức phát động mùa giải năm 2025.
Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Lợi dụng giá trị nhân văn của bảo hiểm, không ít người đã làm giả hồ sơ hòng trục lợi, gây tổn hại đến ngành bảo hiểm và người tiêu dùng chân chính.
Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đạt những bước tiến mạnh mẽ, nhưng cũng đối diện thách thức lớn về an ninh mạng, thiếu hụt nhân lực và hoàn thiện khung pháp lý.
Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Tỷ giá USD và nhiều ngoại tệ mạnh như: Euro, Yên Nhật tiếp tục tăng so với đồng Việt Nam, tuy nhiên, diễn biến thị trường vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng

Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng

Năm 2024, doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước đó.
BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

BIDV chính thức ra mắt bộ đôi thẻ phiên bản đặc biệt và chương trình ưu đãi “68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình”
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24

Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giới thiệu Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24 (chủ thẻ Vietcombank NAPAS) tại Việt Nam.
Thủ tục hành chính ngân hàng: Cắt giảm 30%, số hóa 100%

Thủ tục hành chính ngân hàng: Cắt giảm 30%, số hóa 100%

Ngân hàng Nhà nước mạnh tay cắt giảm 30% thủ tục hành chính, đưa 100% quy trình lên online, mở lối thông suốt cho doanh nghiệp bước vào thời kỳ số hóa.
Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Từ 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người không đủ điều kiện hưởng lương hưu và đủ tuổi nhận trợ cấp hưu trí sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Giải pháp để Việt Nam

Giải pháp để Việt Nam 'ghi điểm' với nhà đầu tư nước ngoài

Bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, nhà đầu tư ngoại thể hiện sự thận trọng trong quyết định. Việt Nam cần triển khai các giải pháp để tăng sức hút với FDI.
Hơn 31.000 tỷ đồng hoàn thuế VAT quý I/2025

Hơn 31.000 tỷ đồng hoàn thuế VAT quý I/2025

3 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế đã ban hành 3.911 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền là 31.128 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2024.
Trung Quốc mở cửa thị trường ETF cho công ty phương Tây?

Trung Quốc mở cửa thị trường ETF cho công ty phương Tây?

Trung Quốc đang xem xét cho phép các công ty phương Tây hoạt động như các nhà tạo lập thị trường trong lĩnh vực quỹ hoán đổi danh mục (ETF).
Phố Wall tuần tới: Nhà đầu tư lo ngại điều gì?

Phố Wall tuần tới: Nhà đầu tư lo ngại điều gì?

Những biến động dữ dội trên các thị trường toàn cầu đang đẩy nhà đầu tư cổ phiếu Mỹ vào tình trạng căng thẳng trong tuần tới.
Doanh nghiệp dừng hoạt động phải ‘khai tử’ hiệu lực mã số thuế

Doanh nghiệp dừng hoạt động phải ‘khai tử’ hiệu lực mã số thuế

Cơ quan thuế vừa gửi thư đến người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã ngừng hoạt động nhưng chưa làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
TPBank báo lãi hơn 2.100 tỷ đồng trong Quý I/2025

TPBank báo lãi hơn 2.100 tỷ đồng trong Quý I/2025

Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) thu về hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.
Gói tín dụng lớn, cửa vay có mở?

Gói tín dụng lớn, cửa vay có mở?

Đà tăng của tín dụng được dự báo sẽ mạnh lên trong quý II/2025 khi các ngân hàng đang tập trung cho vay ra ở nhiều lĩnh vực then chốt.
Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho Hội viên Inspire - Gắn kết cùng bạn bè và gia đình

Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho Hội viên Inspire - Gắn kết cùng bạn bè và gia đình

Techcombank chính thức ra mắt gói đặc quyền mới Techcombank Inspire hấp dẫn với đặc quyền tích điểm Techcombank Rewards lên đến 25% giá trị giao dịch.
Sửa Luật Ngân sách: Động lực thể chế cho kỷ nguyên mới

Sửa Luật Ngân sách: Động lực thể chế cho kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước có ý nghĩa chiến lược với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tạo động lực để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Mobile VerionPhiên bản di động