Thứ hai 23/12/2024 15:59

Luật Dầu khí (sửa đổi): Nên bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư nếu sai phạm

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nên bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư. Ưu đãi phải có quy định việc thu hồi ưu đãi nếu sai phạm.

Ngày 26/7, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý sửa đổi Luật Dầu khí.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong góp ý kiến tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần có thêm các chính sách để thu hút đầu tư tư nhân trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí. Đồng thời làm rõ các khái niệm về áp dụng chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất - nhập dầu khí.

Mặt khác, dự thảo luật cũng nên thiết kế bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư trong trường hợp nào, phòng trường hợp bị lạm dụng ưu đãi. Ưu đãi phải có nguyên tắc, có quy định việc thu hồi ưu đãi nếu sai phạm, không tuân thủ các quy định”- chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong góp ý.

Vị chuyên gia này cũng đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20%; tăng thuế xuất khẩu lên gấp đôi để tránh xảy ra câu chuyện “mua đắt mua rẻ”. Bên cạnh đó phải đặc biệt chú ý tới vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Liên quan đến vấn đề môi trường, ông Phạm Văn Sơn- Giám đốc điều hành Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam lưu ý các quy định về bảo vệ môi trường. Đơn cử như việc tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp sự cố môi trường; phải xây dựng văn bản riêng, kế hoạch riêng và phải được thẩm định, phê duyệt.

Theo ông Phạm Văn Sơn, việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường không phải chỉ mang tính hình thức mà phải có thẩm định, kiểm tra, đánh giá và giám sát các vấn đề liên quan tới môi trường. “Hoạt động xây dựng, thẩm định về môi trường liên quan tới dầu khí nên có một điều quy định riêng cụ thể về việc này”- ông Phạm Văn Sơn đề xuất.

Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý và doanh nghiệp hoạt động dầu khí xây dựng kế hoạch, thẩm định và thực hiện. Cơ quan quản lý kiểm tra đánh giá, hàng năm phải kiểm tra xem doanh nghiệp có tuân thủ thực tế hay không.

Đại diện Viện Dầu khí Việt Nam đề xuất có thêm cơ chế đặc thù cho các phép các nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí thì có quyền chôn lấp CO2 với mỏ dầu khí đó theo cách Indonesia đang làm hiện nay.

Đây cũng là cách để thực hiện giảm phát thải CO2 nhằm thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về 0 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26 vừa qua.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và Than

Tin cùng chuyên mục

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới