Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Minh Phong: Phát biểu về giá xăng dầu đúng đắn, cần thiết và rất minh bạch

Theo chuyên gia Kinh tế Nguyễn Minh Phong, phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương về giá xăng dầu đúng đắn, cần thiết và rất minh bạch, hoàn toàn có căn cứ.
Lãnh đạo Bộ Công Thương chia sẻ khó khăn với người dân và làm rõ 3 giải pháp giải bài toán giá xăng dầu tăng Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 5/6: 3 giải pháp kiềm chế giá xăng dầu Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Không thể trợ giá xăng dầu xuống mức thấp như Malaysia

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương thời gian qua.

Ông đánh giá như thế nào về phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại phiên họp của Chính phủ và trên báo chí về vấn đề kiềm chế giá xăng dầu thời gian qua?

Có thể thấy, những phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương về vấn đề quản lý xăng dầu cũng như vai trò của Bộ Công Thương rất đúng đắn, cần thiết và rất minh bạch, hoàn toàn có căn cứ cả về pháp lý và thực tiễn, cũng như cả về tinh thần bản lĩnh chính trị.

Chúng tôi rất chia sẻ với quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên là phải chấp nhận sự thông thương giữa giá xăng dầu trong nước và thế giới, lên cùng lên, xuống cùng xuống, chứ không đặt ranh giới xăng dầu trong nước với thế giới. Bởi từ đó có thể gây ra những vi phạm về các nguyên tắc thị trường, cũng như vi phạm các cân đối mà chúng ta đang cố gắng thực hiện.

Cần lưu ý là, Việt Nam hiện nay mới có trên dưới 70 nước công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chúng ta không nên biến việc quản lý xăng dầu theo kiểu phi thị trường trở thành một trong những nhân tố để Việt Nam không được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, tôi cho rằng Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã thực hiện trách nhiệm giải trình, phát ngôn đúng thẩm quyền, phù hợp với pháp luật, xu hướng chung của thế giới và của nền kinh tế thị trường.

Cuối cùng, tôi cho rằng, Bộ trưởng nên có sự quyết liệt, sát sao hơn trong vấn đề chỉ đạo các quan chức năng, nhất là quản lý thị trường và các bộ phận liên quan để quản lý thị trường một cách quyết liệt hơn nữa, tránh tất cả những hiện tượng găm hàng, đẩy giá lên cao, chống cả những hiện tượng lợi dụng té nước theo mưa và trục lợi cá nhân như đã thấy trong một số thời điểm thời gian qua.

Mức tăng của giá xăng dầu trong nước thấp hơn so với khu vực và thế giới

Ông đánh giá như thế nào về mức tăng của giá xăng dầu trong nước so với thế giới thời gian qua, cũng như sự vào cuộc của Bộ Công Thương trong điều hành và giữ ổn định giá xăng dầu, thưa ông?

Trước hết, giá xăng dầu hiện nay đang gặp phải rất nhiều những nhân tố bất lợi, ảnh hưởng đến việc tăng giá. Trên thế giới đó là cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn cũng như sự cấm vận về năng lượng giữa Mỹ - EU đối với Nga, cộng với những chính sách kiểm soát sản lượng của OPEC+.

Bên cạnh đó, việc tăng giá xăng dầu còn gắn liền với phục hồi kinh tế và nhu cầu về xăng dầu tăng cao, cộng với nhu cầu về tích trữ trong sự căng thẳng của thế giới hiện nay. Và cuối cùng, việc tăng giá xăng đầu còn có một yếu tố trong nước, là nguồn cung của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang gặp khó khăn và chưa rõ thời gian bổ sung.

Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Minh Phong: Phát biểu về giá xăng dầu đúng đắn, cần thiết và rất minh bạch
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong

Trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, về cơ bản giá xăng dầu trong nước vẫn không có nhiều đột biến lớn nếu so với tăng giá của thế giới. Cụ thể, giá xăng dầu của thế giới tăng rất mạnh, tăng hơn 50-60%. Trong khi trong nước từ mức 22-23.000 đồng/lít đã được điều chỉnh lên mức 31-32.000 đồng/lít, tức là tăng khoảng 1/3. Rõ ràng, mức tăng này thấp hơn so với thế giới.

Trước những biến động của thế giới, cũng cần phải ghi nhận sự điều hành của Bộ Công Thương khá quyết liệt, cập nhật và có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua việc Bộ đã có nhiều những cuộc họp đánh giá tình hình, đặc biệt là chỉ đạo sát sao và quyết đoán trong vấn đề phân công cho các đơn vị xăng dầu trong nước sản xuất, cũng như nhập khẩu bổ sung để bù đắp vào nguồn của Nhà máy Nghi Sơn thiếu hụt.

Bên cạnh đó, Bộ đã kiểm soát rất chặt chẽ những hoạt động về chống đầu cơ, tích trữ tăng giá xăng dầu trong bối cảnh khan hiếm. Bộ đã kiến nghị điều chỉnh một số khoản chi phí gắn với giá xăng dầu, như giảm thuế môi trường và thực hiện những biện pháp liên quan để thực hiện bình ổn giá thông qua quỹ bình ổn xăng dầu.

Tôi cho rằng, Bộ Công Thương đã làm hết trách nhiệm của mình, đã làm ở mức độ cao nhất có thể. Và những trách nhiệm liên quan tới hoạt động quản lý thị trường của ngành Công Thương đã được Bộ triển khai đều đặn, đồng bộ và kịp thời.

Cũng nhờ vậy, có thể nói giá xăng dầu trong nước hiện nay về cơ bản vẫn không phải là mức cao trong khu vực và trên thế giới.

Qua đây cũng cần có những đánh giá để ghi nhận nỗ lực của Bộ Công Thương cũng như của Đảng và Chính phủ trong bối cảnh xăng dầu đang có nhiều hỗn loạn như hiện nay.

Doanh nghiệp và người dân phải chấp nhận việc giá cả biến động theo xu hướng thế giới là tất yếu!

Vậy, ông nhận định như thế nào về dư địa để điều chỉnh giá xăng dầu hiện nay?

So với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới chúng ta vẫn còn dư địa để điều chỉnh giá xăng dầu thông qua giảm một số khoản thu ngân sách, với hai lý do, một là mức thu này vẫn còn một số khoản có thể giảm được và thứ hai nữa là thu ngân sách hiện nay vẫn đang tốt, thậm chí là hai năm vừa qua thu ngân sách tăng so với kế hoạch. Do đó, không đáng ngại việc giảm thu ngân sách qua giá xăng dầu có thể ảnh hưởng áp lực tới ngân sách.

Bên cạnh đó, chúng ta không đặt vấn đề các khoản thu này giảm vĩnh viễn, giảm cứng kéo dài, mà chỉ giảm trong thời điểm hiện nay. Với tình hình đó, tôi cho rằng, rõ ràng các bộ ngành chức năng, mà nói chung là Chính phủ cần vào cuộc để không khoán trắng trách nhiệm giảm quản lý giá xăng dầu cho Bộ Công Thương.

Trước mắt cần cân nhắc cùng với Bộ Tài chính đưa ra phương án giảm tiếp một số khoản thu ngân sách thông qua giá xăng dầu để hỗ trợ giá xăng dầu hiện nay.

Thêm nữa là trong các hoạt động quản lý nhà nước về xăng dầu cũng nên đề cao mục tiêu vừa hỗ trợ để thực hiện giảm giá thành và giảm chi về đầu vào cho doanh nghiệp, người dân nhưng mặt khác không phải giảm để khuyến khích tiêu dùng lãng phí, tiêu dùng không hiệu quả. Đây là những yêu cầu về quản lý nhà nước chung, cần cân nhắc hài hòa. Tất cả các mục tiêu này không thể chịu sự phụ thuộc vào quản lý của Bộ Công Thương mà cần sự phối hợp của tất cả các bộ ngành.

Thông tin giá xăng Malaysia đang ở mức 13.000 đồng/lít, nhờ được Chính phủ nước này trợ giá đang gây xôn xao dư luận. Ông bình luận gì về việc trợ giá này?

Phải khẳng định giá xăng dầu như Malaysia đang thực hiện (13.000 đồng/lít, nhờ được Chính phủ trợ giá cho người dân bản địa) không phải là trường hợp phổ biến mà chỉ là trường hợp cá biệt.

Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Minh Phong: Phát biểu về giá xăng dầu đúng đắn, cần thiết và rất minh bạch
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, giá xăng dầu trong nước hiện nay về cơ bản vẫn không phải là mức cao trong khu vực và trên thế giới

"So với các nước xung quanh Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc… đều có giá xăng dầu ở mức cao. Nếu trợ giá, chúng ta sẽ tạo ra một dòng chảy ngược ra bên ngoài. Đó là điều không thể, không kinh tế cũng như không đảm bảo hiệu quả trong chính sách trợ giá" - chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong.

Cũng có thể thấy, bản thân họ chỉ trợ giá cho người dân trong nước, còn khách nước ngoài thì vẫn phải mua theo giá thị trường. Cho nên chúng ta không thể nào học tập theo tấm gương này được, đặc biệt trong bối cảnh giá xăng dầu hiện nay biến động không phụ thuộc vào các yếu tố trong nước nhiều.

Ngoài ra, mục tiêu của quản lý nhà nước về xăng dầu không hoàn toàn chỉ là đảm bảo giá thấp cho người dân, doanh nghiệp mà cần tính tới cả định hướng tiêu dùng cũng như bảo vệ môi trường. Vì xăng dầu là một trong những nguồn phát thải môi trường lớn, trong khi chúng ta phải thực hiện cam kết đảm bảo phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là một trong những mục tiêu cần phải được quan tâm.

Từ đó có thể thấy rõ, doanh nghiệp và người dân phải chấp nhận việc giá cả biến động theo xu hướng thế giới là tất yếu. Ngoài xăng dầu, tất cả các mặt hàng khác đều phải như vậy. Chúng ta phải coi đó như là một kịch bản, phương án chủ động để cân nhắc, cùng chịu trách nhiệm với Nhà nước và cùng xử lý những vấn đề quản lý Nhà nước trong điều hành giá xăng dầu.

Tôi khẳng định, Nhà nước không nên thực hiện việc trợ giá như thời bao cấp để hỗ trợ giá xăng dầu.

Phải chấp nhận sự thông thương giữa giá xăng dầu trong nước và thế giới, lên cùng lên, xuống cùng xuống

Ở góc độ kinh tế, ông có dự báo như thế nào về biến động của giá xăng dầu trong thời gian tới. Và theo ông, giải pháp nào để vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa hài hoà phát triển kinh tế vĩ mô?

Chúng tôi cho rằng không nên quá bi quan về giá xăng dầu. Qua các báo cáo gần đây nhất, những dự báo của quốc tế về xăng dầu khá lạc quan, theo đó trong năm 2022 giá xăng dầu sẽ quanh ngưỡng 120 USD thùng. Đến 2023, giá xăng dầu sẽ giảm xuống 80 USD thùng. Và đến 2024 sẽ giảm xuống chưa đến 60 USD thùng.

Các nghiên cứu đó cho thấy, giá xăng dầu có thể chỉ tăng từ nay đến cuối năm và đặc biệt nó gắn với biến động của địa chính trị thế giới. Vì thế, giá xăng dầu không thể kéo dài ở mức cao quá lâu được. Thị trường sẽ tạo ra những áp lực và nhân tố để cân bằng giá xăng dầu. Rõ ràng nó chỉ tăng do những biến động nhân tạo, cũng như những hoạt động tích lũy đầu cơ và tâm lý mà thôi.

Để đảm bảo an sinh xã hội cũng như ổn định nền kinh tế trong bối cảnh xăng dầu tăng cao, thứ nhất là Nhà nước tiếp tục cân nhắc để xem xét giảm những khoản thu qua giá xăng dầu để giúp giảm bớt áp lực trong tăng giá.

Thứ hai nữa là khuyến khích sản xuất điện năng và sử dụng năng lượng tái tạo ngoài xăng dầu. Đây là một trong những giải pháp rất quan trọng.

Thứ ba tăng cường các hoạt động khai thác trong nước, giảm bớt các chi phí về nhập giá xăng dầu của thế giới.

Thứ tư, thực hiện những hoạt động về giải ngân các gói hỗ trợ của Chính phủ giúp người dân giảm bớt những áp lực về chi tiêu, trong đó có những chi tiêu liên quan tới nhà ở và năng lượng.

Thứ năm, cần phải tuyên truyền rộng rãi để quán triệt các mục tiêu quản lý xung quanh giá xăng dầu để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vĩ mô, vừa đảm bảo mục tiêu về môi trường, cũng như cân đối ngân sách.

Cuối cùng là công khai cơ cấu giá xăng dầu để người dân hiểu và đồng thuận trong mục tiêu quản lý cũng như tránh những việc không minh bạch trong quản lý và giải trình về giá xăng dầu. Đồng thời làm rõ hơn được vai trò và trách nhiệm cũng như sự nỗ lực của Bộ Công Thương trong vấn đề này.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương tại các địa phương cần được tháo gỡ.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024, Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả,linh hoạt các giải pháp được đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP.

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) nhập khẩu Bộ Công Thương đang thẩm định và sẽ xử lý công khai, khách quan.
Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện năm 2023, Global Sourcing Fair Việt Nam 2024 sẽ mở ra cơ hội kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand sẽ mở ra nhiều động lực và kỳ vọng mới cho tương lai Việt Nam.
Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Không chỉ vàng miếng SJC mà vàng nhẫn cũng tăng giá mạnh những ngày gần đây và chênh rất cao so với giá thế giới. Thị trường vàng đang cần mô hình quản lý mới.
Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia.
Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Doanh nghiệp dần thích ứng với yêu cầu nhà nhập khẩu, sự gia tăng sử dụng nguyên vật liệu trong nước,… đã đưa cán cân thương mại xuất siêu 4,72 tỷ USD.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Đây là lý do mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để hợp tác đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Nhân dịp đầu xuân mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chia sẻ về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ dầu năm 2024.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam từ đầu năm đã có những tín hiệu khởi sắc, song, dự báo còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần cú huých mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Xuất nhập khẩu tháng 1/2024 tăng gần 40%, kết quả của sự nỗ lực từ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Nếu nói là “ăn may” tôi e rằng, đã làm mờ đi sự vận động của sản xuất, xuất khẩu, chỉ đạo của các bộ ngành, sự nỗ lực, bền bỉ của nông dân, doanh nghiệp…
Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

TS. Võ Trí Thành khuyến nghị điều hành vĩ mô theo hướng bám sát tình hình để có kịch bản phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ.
Ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để vươn xa

Ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để vươn xa

Năm 2024, dự báo nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp logistics tìm lại đơn hàng.
TS. Võ Trí Thành: Bất động sản sẽ phục hồi rõ nét

TS. Võ Trí Thành: Bất động sản sẽ phục hồi rõ nét

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ về quan điểm thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Cảnh giác với thủ đoạn dùng công nghệ video Deepfake để lừa đảo

Cảnh giác với thủ đoạn dùng công nghệ video Deepfake để lừa đảo

Deepfake trở thành cơn ác mộng đối với toàn xã hội, tội phạm mạng hiện đang khai thác trí tuệ nhân tạo để thực hiện các hành vi đánh cắp thông tin, lừa đảo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động