Chủ nhật 11/05/2025 03:01

Lễ mừng cơm mới - nét văn hóa dân tộc Thái

Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Thái huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã có từ lâu đời. Đồng bào Thái quan niệm, để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng.

Vì vậy, trước khi thu hoạch lúa, các gia đình đều làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất. Đây là một trong các lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái được tổ chức hàng năm vào mùa lúa chín với tinh thần tự nguyện quyên góp của dân bản.

Thực hiện nghi lễ cúng tại bàn thờ thổ công

Lễ cơm mới được người Thái coi trọng và gìn giữ từ đời này sang đời khác bởi nó vừa phản ánh tín ngưỡng tâm linh, vừa biểu hiện nét văn hóa truyền thống đặc trưng, mang tính nhân văn sâu sắc. Bởi lẽ, đây cũng là dịp để anh em trong gia đình, thông gia, làng xóm hội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau công việc làm ăn, xây dựng gia đình và thắt chặt thêm tình đoàn kết thôn bản hướng về một cuộc sống đủ đầy.

Lễ cúng được thực hiện tại bàn thờ thổ địa và bàn thờ tổ tiên trong nhà. Các lễ vật được chia làm 3 mâm lễ: 1 mâm để cúng thổ địa, 1 mâm cúng tổ tiên và 1 mâm cúng vía lúa để mừng cơm mới (mâm lễ này chỉ gồm các con vật hay phá hoại mùa màng như châu chấu và chuột rừng).

Thầy mo thực hiện nghi lễ cúng gia tiên
Các thiếu nữ dân tộc Thái biểu diễn các tiết mục dân ca, dân vũ

Ngoài những lễ vật như: Lợn, gà, các loại hoa quả, trên mâm lễ dâng lên tổ tiên còn có bát cơm mới mang đặc trưng của người Thái. Khi cúng thì dành một con gà trống để thờ tổ tiên mình. Người Thái sắm đầy đủ từ các loại củ như sắn, khoai, hoa quả như bưởi, mía… mời tổ tiên về mừng cơm mới.

Du khách và đồng bào cùng múa xòe

Sau phần lễ, phần hội diễn ra vui vẻ, phấn khởi, khẳng định được sự sáng tạo trong lao động qua các hoạt động phong phú, thể hiện được tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn. Sau thời gian lao động vất vả, đồng bào được tụ hội lại để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi cách làm ăn, sinh sống…

Lễ hội còn là dịp các thành viên quây quần bên nhau, là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết quý trọng sức lao động, đạo lý, lối sống đúng mực ở đời. Vì thế, dù công việc bận rộn đến đâu, con cháu vẫn cố gắng sắp xếp thời gian về xum vầy cùng gia đình trong ngày cơm mới.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê