Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Hòa Bình: "Mùa vàng" nơi vùng cao Đà Bắc Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lễ hội Nàng Hai (Mẹ Trăng) của dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội này được bắt nguồn từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi nơi đây. Lễ hội Nàng Hai vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa mang tính khoa học lịch sử, bởi nó vừa thể hiện tín ngưỡng dân tộc, vừa phản ánh nguyện vọng của dân tộc Tày.

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Theo tín ngưỡng dân gian của người Tày, trên cung trăng có Mẹ Trăng và các nàng tiên. Mẹ Trăng cùng các nàng tiên hàng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân chúng. Lễ hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng cho hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian, thăm thú ruộng đồng, nhà cửa, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và giúp trần gian trong công việc làm ăn sinh sống, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh sôi nảy nở.

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Người dân chuẩn bị lễ vật cho Lễ hội Nàng Hai

Lễ hội Nàng Hai, ngoài ý nghĩa là một lễ hội cầu mùa lớn, nó còn phản ánh tục thờ Mẹ trong tín ngưỡng của người Tày. Bắt nguồn từ tư duy đề cao vai trò người phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, thần thoại khởi nguyên về nghề nông của người Tày là truyền thuyết Pú lương quân với sự tích vợ chồng khổng lồ Báo Luông (trai to), Sao Cải (gái lớn). Trong đó, vai trò của bà mẹ Sao Cải được đặc biệt nhấn mạnh cùng với sự phát sinh, phát triển của nghề nông qua hàng loạt các địa danh liên quan. Sao Cải là hình tượng người mẹ nông nghiệp có thể ví như mẹ Âu Cơ của người Việt. Có lẽ xuất phát từ các quan niệm truyền thống về người Mẹ, kết hợp với quan niệm dân gian coi mặt trăng là chủ thể về thái âm (nữ tính) mà người Tày đã gắn trăng với vai trò của người mẹ lớn cai quản trần gian về nhiều việc, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế trong thần thoại của người Tày, Nàng Trăng chính là con gái Vua trời, được cha giao cho trông coi công việc nhà nông ở cõi trần gian.

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Trên bãi căng vải dựng rạp gọi là trại mẻ mành

Để chuẩn bị cho Lễ hội Nàng Hai, đồng bào dân tộc Tày chọn một bãi đất phẳng, rộng rãi làm nơi mở hội. Trên bãi căng vải dựng rạp gọi là trại mẻ mành. Nơi Nàng Hai ngồi làm lễ đặt ở trung tâm sân có lợp vải hoa và trải chiếu hoa. Trại mẻ mành dựng bằng cọc, trên lợp vải hoa quây thành hình chữ U bao quanh sân hội. Đầu bản và cuối bản dựng cổng chào lớn để đón khách. Các gia đình trong bản chuẩn bị các mâm cỗ mặn gồm các món ăn truyền thống để đón khách đến chơi hội và để thi trong ngày tổ chức lễ hội.

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Thầy Tào, Mẻ Cốc, Cường, Sở và các mụ nàng, mụ nọi và hai thanh niên thực hành nghi lễ

Tham gia Lễ hội Nàng Hai là Mẻ Cốc, Cường, Sở và các Mụ Nàng, Mụ Nọi, thầy Tào và thêm hai thanh niên khỏe mạnh làm khủ tiến có nhiệm vụ đi trước dẹp đường cho đoàn người hành lễ. Cường mặc áo vàng chít khăn vàng, Sở mặc áo đỏ chít khăn đỏ. Mẻ Cốc mặc áo dài chàm; các Mụ Nàng, Mụ Nọi mặc áo dài chàm đầu buộc dải lụa đỏ hoặc vàng. Hai khủ tiến mặc quần áo dân tộc, một người thắt khăn vàng, một người thắt khăn đỏ.

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Nàng Hai đã được "nhập" vào Cường, Sở
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Nàng Hai đã xuống và chào mọi người

Trong Lễ hội Nàng Hai nghi thức quan trong nhất là lễ mời Nàng Hai. Tiếp theo là nghi lễ “mời sluông”, tất cả cùng hát khúc mời sluông vật quạt thật mạnh để sluông nhập vào Cường và Sở. Tiếp theo đến phần “Lên đường” lúc này chia thành hai nhóm, một nhóm ngồi hát còn một nhóm do Mẻ Cốc dẫn đầu gồm khủ tiến, hai nàng Cường, Sở, các Mụ Nàng, Mụ Nọi cầm quạt múa sluông chầu đi vòng quanh trại mẻ mành. Sau khi thực hiện xong các điệu múa đoàn người ngồi xuống chiếu trong lán Nàng Hai để hát khúc lượn slương.

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Màn múa quạt tiễn Nàng Hai

Lễ hội Nàng Hai thể hiện tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc Tày để cầu mong mưa thuận gió hòa, đoàn kết và tôn trọng trong cộng đồng, đó là nét ứng xử rất văn hóa của người Tày. Lễ hội Nàng Hai đã khơi dậy và quy tụ được mối đồng cảm đó. Đây là một lễ hội kéo dài nhiều ngày, là lễ hội diễn xướng cộng đồng, chưa kể còn nhiều thủ tục đòi hỏi phải có sự nhất trí cao trong quá trình tổ chức. Để có được một Lễ hội Nàng Hai với quy mô như vậy, đó là một sự cố gắng, sự đoàn kết nhất trí của cả cộng đồng dân tộc Tày.

Lễ hội Nàng Hai là dịp mọi người gặp gỡ, trao đổi tăng thêm mối quan hệ bang giao thân tình giữa những người trong vùng. Thông qua việc đối đáp với Nàng Hai, người ta không ngại bộc lộ tâm can để được chia sẻ những buồn vui, khúc mắc. Nếu không có lễ hội, có mấy ai dám thổ lộ tâm tư tình cảm của mình trước đám đông? Trong lễ hội qua tiếng nói của Nàng Hai người ta tìm được sự đồng cảm của tiếng nói bạn bè. Có lẽ vì vậy mà trước khi vào hội chính các Mẻ Cốc đã phải dạy cho Cường và Sở rất nhiều bài lượn gốc về các số phận, các hoàn cảnh cụ thể của con người để các Nàng dễ bề đối đáp, vỗ về, an ủi. Có thể nói, Lễ hội Nàng Hai như một trường học đầy ắp nhân văn, nơi kêu gọi mọi người không kể địa vị, tuổi tác, mối quan hệ hãy thương yêu, nhân từ, độ lượng với nhau hơn. Nơi đây con người được gắn kết trong tình thương yêu đồng loại.

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày
Đoàn người vừa hát vừa rời sân hội đi ra bờ suối làm lễ thả thuyền tiễn Nàng Hai rời trần gian

Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, đồng bào Tày ở Cao Bằng vẫn luôn gìn giữ bản sắc riêng của dân tộc mình, góp phần làm phong phú trong tổng thể bức tranh đa sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Phạm Tiệp-Thanh Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lễ hội Nàng Hai

Tin mới nhất

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Tín dụng chính sách đã trở thành “chủ công” hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bố Trạch vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV năm 2024.
Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Ngày 20/4, Craft Link đã tổ chức buổi trình diễn nghề “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô".
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động