Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Du lịch khởi sắc đang mở thêm cánh cửa tiêu thụ đối với hàng hoá, nông sản Mộc Châu, cũng như tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển.
Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu Mộc Châu: Du khách thích thú trải nghiệm hái mận tại vườn Khu du lịch Mộc Châu chính thức được công nhận Khu du lịch quốc gia

Nông sản Mộc Châu "đắt khách" mùa hoa mận

Mộc Châu (Sơn La) là một trong những điểm du lịch “nóng” nhất dịp Tết Nguyên đán do hoa mận vào thời điểm nở rộ và được đánh giá là đẹp nhất trong mấy năm qua.

Lượng khách du lịch đổ về tăng đột biến không chỉ cuối tuần mà còn cả ngày thường đã giúp cho du lịch địa phương tăng doanh thu hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, đây còn là dịp để bà con, các hộ kinh doanh Mộc Châu giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, nông sản địa phương.

Mộc Châu mùa hoa mận nở rộ. Ảnh: Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh
Mộc Châu mùa hoa mận nở rộ. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, trên kênh facebook cá nhân, chị Lường Thị Hồng Tươi - một chủ homestay nổi tiếng ở bản Vặt, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La - ngày đêm tất bật đón phục vụ khách du lịch lưu trú. Đồng thời, chị cùng các hộ kinh doanh homestay tại bản làm chậm chéo, thịt gác bếp để tranh thủ giới thiệu đặc sản địa phương tới du khách.

Chia sẻ với Báo Công Thương, chị Lường Thị Hồng Tươi phấn khởi cho biết, khách đến lưu trú tham quan bản Vặt tăng đột biến dịp Tết, nên không chỉ homestay luôn trong tình trạng "cháy" phòng mà nhiều mặt hàng, nông sản của bà con như hồng, dâu tây, chẩm chéo rất đắt khách. "Dâu tây đang vào mùa, vì vậy mà trung bình vườn dâu tây của gia đình chúng tôi hu hái gần hơn 60 kg/ngày không đủ để bán cho du khách cũng như chuyển về Hà Nội”- chị Tươi nói.

Mấy năm gần đây, chị Lường Thị Hồng Tươi được giới làm du lịch cũng như nhiều du khách yêu mến Mộc Châu đều biết đến. Chị chính là một trong những phụ nữ dân tộc Thái tham gia gây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở bản Vặt từ ngày đầu tiên vào năm 2017 cũng là hộ làm du lịch cộng đồng đang gặt hái được thành công nhất bản hiện nay.

Chị Lường Thị Hồng Tươi tại vườn dâu tây gia đình ở bản Vặt. Ảnh nhân vật cung cấp
Chị Lường Thị Hồng Tươi tại vườn dâu tây gia đình ở bản Vặt. Ảnh nhân vật cung cấp

Đặc biệt, theo chị Lương Thị Hồng Tươi, bước ngoặt lớn chính là vào năm 2019, khi bản Vặt được dự án GROW do tổ chức AOP phối hợp với Dự án "Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La" (GREAT) của Chính phủ Australia triển khai, hỗ trợ phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Chị cùng phụ nữ trong bản đã được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, từ đó, các hộ gia đình không làm du lịch tự phát như trước mà có định hướng rõ ràng.

Sau một thời gian làm du lịch cộng đồng, vốn nhanh nhạy cũng như yêu công việc mình đang làm, chị Lường Thị Hồng Tươi đã bàn với chồng đầu tư, cải tạo dịch vụ, tạo dấu ấn đẹp trong lòng du khách. Trong đó, gia đình chị quyết định đầu tư khu vườn dâu tây để vừa tăng trải nghiệm cho khách, vừa tăng thêm cơ hội kinh doanh, cũng như tạo kênh tiêu thụ nông sản địa phương tới khách du lịch, đồng thời lan toả hàng hoá địa phương tới nhiều khách hàng trong nước.

Nhận thấy khách du lịch đến bản không chỉ có nhu cầu nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực mà còn mong muốn được trải nghiệm cuộc sống như người bản địa, vì thế hai vợ chồng đã quyết định đầu tư vườn dâu tây. Từ đó, không chỉ phục vụ du khách trải nghiệm ngay tại vườn mà còn mở thêm dịch vụ bán sản phẩm cho khách ở xa qua kênh online, facebook”- chị Lường Thị Hồng Tươi chia sẻ.

Du lịch mở cơ hội tiêu thụ cho nông sản

Mộc Châu vốn là địa phương được thiên nhiên ban cho hệ sinh thái đa dạng, vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp với nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa... Với nguồn tài nguyên vô giá, Mộc Châu là một trong những điểm đến có sức hút rất lớn đối với khách du lịch trong vùng Tây Bắc. Trong năm 2024, huyện thu hút gần 2,6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu xã hội đạt trên 3.367 tỷ đồng.

Hiện, Mộc Châu có 17 dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, với tổng mức đầu tư 3.761 tỷ đồng; 5 dự án đầu tư tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với tổng mức đầu tư trên 1.330 tỷ đồng. Huyện Mộc Châu cũng đã ban hành Đề án về phát triển du lịch huyện Mộc Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định mục tiêu đưa du lịch Mộc Châu phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nhiều hàng hoá, nông sản Mộc Châu thêm cơ hội tiêu thụ nhờ du lịch. Ảnh: Hồng Tươi
Nhiều hàng hoá, nông sản Mộc Châu thêm cơ hội tiêu thụ nhờ du lịch. Ảnh: Hồng Tươi

Nhằm lan toả hình ảnh của điểm đến, Mộc Châu đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, twitter, Instagram, Zalo, các website, xây dựng du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo nhằm quảng bá du lịch Mộc Châu và thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước tìm hiểu, tra cứu thông tin, đưa du lịch Mộc Châu đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế.

Du lịch thêm nhiều điều kiện phát triển bứt phá, đồng thời tăng thêm kênh kết nối tiêu thụ cho hàng hoá địa phương qua du lịch. Chị Lường Hồng Tươi cho biết, thời gian qua, nhờ sự quan tâm của chính quyền, sự ủng hộ của bà con trong việc hiến đất mở đường, làm đẹp cảnh quan nên du khách đến với bản ngày càng đông. Du lịch nhộn nhịp quanh năm vì vậy mà hàng hoá, nông sản địa phương tăng thêm sức mua, bà con, cộng đồng thôn bản rất phấn khởi.

"Tại bản Vặt, từ 14 hộ tham gia làm du lịch cộng đồng, nay đã tăng lên con số 24. Bà con ngoài làm nông nghiệp, đang tập trung làm du lịch và kinh doanh, sản xuất các loại nông sản như dâu tây, mận, hồng, thổ cẩm, chẩm chéo… Nhờ đó, thu nhập của nhiều gia đình không ngừng cải thiện, nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ làm du lịch, kinh doanh nông sản" - chị Tươi bày tỏ.

Giữa tháng 2, những vườn hoa mận vẫn đang bung nở khắp miền thảo nguyên Mộc Châu, khách du lịch vẫn tấp nập, háo hức đến thưởng ngoạn, bà con Mộc Châu lại tiếp tục rộn ràng đón khách, tập trung sản xuất để sản phẩm, đặc sản địa phương đến gần hơn với du khách, người tiêu dùng, góp sức đưa kinh tế địa phương phát triển...

Ngày 22/4/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La... đang tăng thêm sức hút để du lịch, dịch vụ thương mại, hàng hoá, nông sản địa phương không ngừng phát triển.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khu du lịch Quốc gia Mộc châu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Mobile VerionPhiên bản di động